【keo nha cau】Chuyển đổi xanh được xem là tất yếu và sống còn cho doanh nghiệp xuất khẩu
Chuyển đổi xanh: Yêu cầu cấp thiết để khai thác EVFTA Doanh nghiệp chuyển đổi xanh: Hưởng nhiều chính sách ưu đãi Chuyển đổi xanh là xu hướng tất yếu,ểnđổixanhđượcxemlàtấtyếuvàsốngcònchodoanhnghiệpxuấtkhẩkeo nha cau cơ hội để xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp hiệu quả Lợi ích từ chuyển đổi xanh |
Đây là chia sẻ của bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) tại Diễn đàn “Phát triển mô hình kinh tế hợp tác xã, thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững” do Tạp chí Kinh Doanh tổ chức sáng 24/11.
Chuyển đổi xanh được xem là tất yếu và sống còn
Theo bà Lê Việt Nga, sản xuất xanh, xuất khẩu xanh, tiêu dùng xanh… đã và đang trở thành xu hướng phát triển trên toàn cầu như một giải pháp tích cực giúp giảm phát thải nhà kính, nâng cao năng lực chống chịu và tính sáng tạo của nền kinh tế. Xu hướng này đang hình thành các tiêu chuẩn mới về môi trường và phát triển bền vững do các thị trường nhập khẩu, nhà nhập khẩu qui định.
Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) chia sẻ tại Diễn đàn |
Tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Hoa Kỳ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… người tiêu dùng ngày càng có xu hướng quan tâm nhiều việc bảo vệ môi trường bên cạnh chất lượng và giá cả sản phẩm.
Tại các quốc gia phát triển này đã và đang triển khai chương trình phát triển xanh, khung pháp lý để nhập khẩu hàng hóa của các nước phải bảo đảm sản xuất xanh.
“Một ví dụ điển hình, đó là thị trường châu Âu (EU) - khu vực vốn được mệnh danh là thị trường tiềm năng nhưng rất khó tính, đang có xu hướng dịch chuyển rất mạnh sang tiêu dùng xanh, sạch, đòi hỏi đáp ứng các yêu cầu về kiểm dịch động thực vật, các quy tắc về truy xuất nguồn gốc, các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và quy trình đóng gói, vận chuyển”, bà Lê Việt Nga chia sẻ.
Bà Lê Việt Nga dẫn chứng các yêu cầu hết sức khắt khe của thị trường châu Âu (EU) mới được cập nhật và phổ biến rộng rãi đến cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam như Hướng dẫn 79/117/EEC của Ủy ban châu Âu (EC), dư lượng thuốc bảo vệ thực vật được phép tồn dư trên sản phẩm nhập khẩu vào EU rất thấp, gần như bằng 0.
Nếu EU phát hiện có bất cứ một chất cấm nào tồn dư trong mẫu sản phẩm nhập khẩu, lô hàng đó sẽ bị từ chối và tiêu hủy, nhà cung cấp (xuất khẩu) sẽ phải chịu toàn bộ chi phí tiêu hủy, thậm chí có thể bị truy tố và bị áp lệnh cấm xuất khẩu sản phẩm đó vào EU trong thời gian chờ đợi cơ quan có thẩm quyền của EU tiến hành điều tra và xử lý.
Một chính sách mới cũng được bà Lê Việt Nga đề cập đến đó là Quy định không gây mất rừng (EUDR) được EC thông qua ngày 16/5/2023. Theo đó, cấm nhập khẩu những mặt hàng nông sản có quy trình sản xuất trên đất có nguồn gốc từ phá rừng và gây suy thoái rừng, bao gồm cả các mặt hàng được nuôi hoặc sản xuất bằng các sản phẩm đó như da, chocolate, giấy in, đồ nội thất, than củi và một số dẫn xuất dầu cọ.
Các yêu cầu nhà xuất khẩu phải tuân thủ các đạo luật về Thỏa thuận xanh châu Âu, Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) buộc các nhà nhập khẩu vào EU phải báo cáo lượng phát thải carbon trong hàng hóa.
Luật Thẩm định chuỗi cung ứng bắt buộc các công ty quản lý chặt chẽ các tác động về môi trường trong cả sản xuất, kinh doanh. Đây là những thách thức lớn để được hưởng ưu đãi từ Hiệp định thương mại tự do EVFTA ngoài các điều kiện cơ bản như quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng.
Bên cạnh những tiêu chuẩn do Nhà nước đặt ra thì các hệ thống phân phối (bán buôn, bán lẻ) châu Âu còn đặt ra những chính sách mua hàng hoặc các tiêu chuẩn riêng để ưu tiên phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường.
Bà Lê Việt Nga nhận định, với nền kinh tế định hướng về xuất khẩu như Việt Nam, việc chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp được xem là tất yếu và sống còn. Có thể thấy, phát triển nông nghiệp bền vững giờ đây không còn là vấn đề khuyến khích, mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc của nhiều thị trường xuất khẩu.
"Vì vậy, nếu Việt Nam muốn tận dụng được cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do để tăng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản vào các thị trường có yêu cầu cao như EU thì không thể không quan tâm đến các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững", bà Nga cho biết thêm.
Cần các giải pháp tổng thể
Không chỉ tại thị trường xuất khẩu, đối với thị trường trong nước, bà Lê Việt Nga cho biết, trong 15 năm gần đây, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm xanh, thân thiện môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng ngày càng nhận được sự quan tâm của xã hội.
Theo điều tra của Công ty NielsenIQ năm 2023, theo thời gian, người tiêu dùng ngày càng coi trọng yếu tố bền vững, thân thiện môi trường khi mua sắm với 55% người được khảo sát coi yếu tố này là rất quan trọng và 37% coi là quan trọng.
Trước tình hình trên, Bộ Công Thương đã triển khai thí điểm các mô hình, hàng hóa được phân phối trong các hệ thống hiện đại luôn được doanh nghiệp phối hợp với các nhà cung ứng, trong đó có các liên minh HTX, HTX, hộ nông dân cùng nỗ lực kiểm soát nhằm đảm bảo đáp ứng các tiêu chí về hồ sơ chứng từ, quy trình sản xuất, trồng trọt, đặc biệt là nông sản được kiểm tra an toàn thực phẩm để đảm bảo chất lượng trước khi đến tay người tiêu dùng.
Cùng với sự phát triển của các chuỗi siêu thị, các kênh hiện đại, các chợ truyền thống cũng từng bước có sự thay đổi, nâng cấp để phù hợp với xu hướng phát triển. Trong thời gian qua, tại 63/63 tỉnh thành phố đã xây dựng và nhân rộng mô hình thí điểm chợ kinh doanh thực phẩm.
Tới nay, trên cả nước đã có gần 200 mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm. Tiêu chí chợ an toàn thực phẩm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là một trong các tiêu chí để xét công nhận xã nông thôn mới nâng cao thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Để phát triển sản phẩm nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, Bộ Công Thương cho biết đang phát triển và kết nối hệ thống chợ đầu mối nông sản thành các đầu mối logistics, dịch vụ tổng hợp và cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp; Nâng cao năng lực cho các tổ chức và cá nhân trong truy xuất nguồn gốc, ghi nhãn xuất xứ sản phẩm lương thực thực phẩm; Tăng cường các hoạt động thương mại điện tử, quảng bá, kết nối thị trường tiêu thụ lương thực thực phẩm theo chuỗi giá trị với các kênh thương mại điện tử, mạng xã hội...
Tuy vậy, đại diện Vụ Thị trường trong nước cũng cho rằng, cần các giải pháp tổng thể để hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế thúc đẩy phát triển bền vững, trong đó có phát triển bền vững nông nghiệp; thực hiện quản lý năng lượng, giảm khí nhà kính, quản lý các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm bằng cách áp dụng mô hình sản xuất theo các tiêu chuẩn xanh đã được chuẩn hóa; thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết giá trị, chuỗi giá trị sản phẩm bền vững, từ sản xuất đến thu mua - chế biến - bảo quản - tiêu thụ theo các tiêu chuẩn do thị trường đề ra.
"Trong đó, cần nhấn mạnh vai trò quan trọng của Liên minh HTX Việt Nam và các HTX đóng góp vào mục tiêu xây dựng nền kinh tế xanh và nước Việt Nam thịnh vượng”, bà Lê Việt Nga nhấn mạnh.