Hơn 1 triệu người không phải đóng thuế thu nhập cá nhân,ệungườibịảnhhưởngtiêucựcbởidịkết quả các trận giao hữu quốc tế thu ngân sách ảnh hưởng | |
Sẽ có quy định riêng về xóa nợ thuế do ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh | |
Ảnh hưởng Covid-19, doanh nghiệp rục rịch giảm chỉ tiêu kế hoạch |
Tính đến tháng 12/2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19. Ảnh minh hoạ: Internet. |
Ngày 6/1, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê đã tổ chức họp báo công bố tình hình lao động, việc làm quý 4 và năm 2020.
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, đại dịch Covid-19 khiến thị trường lao động Việt Nam gặp nhiều sóng gió với hàng triệu người lao động bị ảnh hưởng tiêu cực do mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập… Lần đầu tiên trong 10 năm qua, nền kinh tế Việt Nam chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng về số người tham gia thị trường lao động và số người có việc làm.
Thu nhập bình quân của người lao động cũng theo đó bị thâm hụt. Các chỉ tiêu về tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức đều tăng cao trái ngược hẳn với xu thế giảm trong các năm gần đây.
Tính chung năm 2020, cả nước có 19,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên không tham gia thị trường lao động, tăng 2,3 triệu người so với năm 2019, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 8,9 triệu người.
Phát biểu tại buổi họp báo, bà Vũ Thị Thu Thuỷ, Cục trưởng Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin thống kê cho biết, tính đến tháng 12/2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,…
Trong đó, 69,2% người bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ làm/nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên và khoảng 14,0% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với 71,6% lao động bị ảnh hưởng, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng với 64,7% lao động bị ảnh hưởng; tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 26,4%.
Trong quý 4, lực lượng lao động tiếp tục tăng theo đà hồi phục của quý 3/2020 nhưng vẫn chưa thể trở về trạng thái của cùng kỳ năm trước; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng so với cùng kỳ năm trước, đạt 24,6%.
Điều này một lần nữa khẳng định xu hướng phục hồi của thị trường lao động sau khi ghi nhận mức giảm sâu kỷ lục vào quý 2/2020. Mặc dù vậy, sự phục hồi này vẫn chưa đưa lực lượng lao động trở về trạng thái của cùng kỳ năm trước.