Chữ ký số từ xa là giải pháp ký số trên thiết bị di động. Theữkýsốtừxalàchìakhóathúcđẩychuyểnđổisốhướngtớingườidânagoya đấu với gamba osakao đó, chỉ với điện thoại di động, người dân có thể ký số để thực hiện các dịch vụ hành chính công, giao dịch ngân hàng chứng khoán và các nghiệp vụ với mức độ an toàn cao, đồng thời cũng đảm bảo tính tiện lợi.
Ngày 17/1, Bộ TT&TT đã trao giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng theo mô hình ký số từ xa cho Công ty cổ phần Công nghệ thẻ Nacencomm (CA2).
Với giấy phép mới có giá trị đến hết ngày 27/12/2032, CA2 được cung cấp các dịch vụ chứng thực chữ ký số cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong các hoạt động công cộng.
Trong giấy phép mới cấp, Bộ TT&TT cũng yêu cầu rõ, tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng CA2 lưu giữ khóa bí mật của thuê bao đáp ứng quy định tại Thông tư 16 năm 2019 của Bộ với mô hình ký số từ xa. Hệ thống kỹ thuật của CA2 cũng phải tuân theo các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số đang có hiệu lực.
Phó Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (NEAC) Phạm Quốc Hoàn cho biết, với sự phối hợp của Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ, sau 1 thời gian thẩm tra kỹ lưỡng, hồ sơ và đề nghị cấp phép của CA2 đã được NEAC đánh giá đáp ứng các điều kiện cấp phép dịch vụ chứng thực chữ ký số theo mô hình ký số từ xa.
Theo Giám đốc Nacencomm Phùng Huy Tâm, dịch vụ chữ ký số từ xa CA2 Remote Signing đã trải qua quá trình dài chuẩn bị, từ đầu tư nghiên cứu phát triển, thử nghiệm, đầu tư hạ tầng và xin cấp phép. Hệ thống dịch vụ tuân thủ các quy định của Nhà nước, Bộ TT&TT.
Bên cạnh các yếu tố pháp lý và kỹ thuật đảm bảo tính tin cậy cho giao dịch điện tử, chữ ký số từ xa CA2 Remote Signing chú trọng đến tiện ích và trải nghiệm người dùng, là giải pháp mà mọi người dân đều có thể sử dụng chữ ký số. “CA2 Remote Signing được chúng tôi xây dựng bám theo các tiêu chí an toàn, dễ dùng, hỗ trợ tốt và góp phần vào chủ trương phổ cập chữ ký số cá nhân của Bộ TT&TT”, ông Phùng Huy Tâm cho hay.
Cùng với việc được trao giấy phép cung cấp dịch vụ, Nacencomm cũng công bố ra mắt CA2 Remote Signing. Các gói dịch vụ được cung cấp linh hoạt cho người dùng như theo số lượng, theo dịch vụ, theo lần ký, theo khung thời gian và có thể tùy chọn trả trước hoặc trả sau. Đơn vị cũng duy trì các kênh kinh doanh và hỗ trợ 24/7.
Cho biết Nacencomm đặt mục tiêu sẽ có được khoảng 10% thị phần dịch vụ chữ ký số cá nhân, đại diện CA công cộng này cũng kỳ vọng dịch vụ CA2 Remote Signing và hệ sinh thái số CA2 sẽ góp phần giải quyết bài toán phổ cập công dân số quốc gia.
Tính đến cuối năm 2022, số chứng thư số công cộng đang hoạt động là gần 1,9 triệu, trong đó chữ ký số cá nhân chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn.
Trong Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, Thủ tướng Chính phủ đã đặt mục tiêu tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 50% vào năm 2025 và 70% vào năm 2030. Chiến lược cũng xác định triển khai ký số từ xa theo hướng ưu tiên phổ cập việc sử dụng chữ ký số cá nhân cho người dân một cách đơn giản, thuận tiện, an toàn là 1 nhiệm vụ trọng tâm.
Chia sẻ tại sự kiện trao giấy phép cho CA2, bà Tô Thị Thu Hương, Giám đốc NEAC cho biết, cấp phép cung cấp dịch vụ chữ ký số từ xa cho các nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng, Bộ TT&TT kỳ vọng sẽ góp phần gỡ được “nút thắt” về ứng dụng chữ ký số cá nhân.
Thực tế, việc đẩy mạnh cung cấp chữ ký số từ xa đang là mục tiêu của nhiều nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng nhằm góp phần thúc đẩy phát triển chữ ký số cá nhân, theo định hướng của Bộ TT&TT. Trước CA2, đã có 6 nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng được cấp phép cung cấp dịch vụ ký số từ xa gồm VNPT, Viettel, BKAV, MISA, FPT và SAVIS.