【kết quả trận az alkmaar】Nhiều trở ngại, ách tắc cho thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh ở Việt Nam

Tăng trưởng xanh – Chìa khoá cho phát triển bền vững Thúc đẩy hợp tác tài chính xanh giữa Việt Nam – Pháp Lượng trái phiếu xanh được phát hành còn hạn chế
Quang cảnh hội thaotNhiều trở ngại, ách tắc cho thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh ở Việt Nam
Quang cảnh Hội thảo.

Phát hành trái phiếu xanh vẫn còn rất nhỏ bé so với nhu cầu

​​Theo các chuyên gia, ước tính, Việt Nam sẽ cần khoảng 368-380 tỷ USD (tương đương 6,8% GDP/năm) cho đến năm 2040 để chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu.

Dù có tiềm năng lớn, song thực trạng phát triển thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh ở Việt Nam đang gặp nhiều trở ngại, ách tắc đến từ cả cơ chế chính sách và sự phối hợp của các bộ ngành, trong đó có việc ban hành danh mục phân loại xanh ở cấp quốc gia.

Theo TS. Nguyễn Anh Tuấn, chuyên gia kinh tế, Tổng Biên tập Tạp chí Nhà đầu tư, tại Việt Nam, từ năm 2017 đến nay, thị trường tín dụng xanh đã có tốc độ phát triển hơn 20%/năm, cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế; một số trái phiếu xanh chính quyền địa phương, trái phiếu xanh doanh nghiệp được phát hành thí điểm, đặc biệt phát hành trái phiếu cho các dự án xanh có quy mô lớn như năng lượng tái tạo, vận tải xanh, bất động sản xanh. Theo Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2019 - 2023, Việt Nam đã phát hành khoảng 1,16 tỷ USD trái phiếu xanh.

Tuy nhiên, ông Tuấn cho biết, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh của Việt Nam phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và với nhu cầu huy động vốn cho chuyển đổi xanh.

“Tín dụng xanh mới chiếm khoảng 4,4% tổng dự nợ toàn nền kinh tế. Con số 1,16 tỷ USD trái phiếu xanh phát hành trong 5 năm qua vẫn còn rất nhỏ bé so với nhu cầu vốn khoảng 20 tỷ USD trung bình mỗi năm để thực hiện các mục tiêu chuyển đổi xanh”, TS.Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, các ngân hàng và doanh nghiệp, một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh là khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện, nhất là còn thiếu các quy định, tiêu chí môi trường, danh mục phân loại xanh ở cấp quốc gia.

Chia sẻ khó khăn của ngành ngân hàng trong việc thúc đẩy tín dụng xanh liên quan dến danh mục phân loại xanh, bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, danh mục phân loại xanh là căn cứ để NHNN đánh giá được hiệu quả của các chính sách, giải pháp trong chính sách tín dụng góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh quốc gia, là cơ sở quan trọng để các tổ chức tín dụng xác định định mức, quy mô đầu tư, xây dựng và triển khai các chính sách, sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp.

Mặc dù Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực ASEAN xây dựng được một hướng dẫn thống kê về tín dụng theo phân loại xanh, tuy nhiên hướng dẫn về 12 ngành xanh do NHNN ban hành từ năm 2017 chưa phải là danh mục phân loại xanh quốc gia và chưa có sự thống nhất về việc phân loại lĩnh vực xanh của các bộ, ngành khác, chưa đảm bảo xác định, thống kê đầy đủ nguồn lực tín dụng xanh của ngành ngân hàng cho nền kinh tế nên tỷ trọng tín dụng xanh mới chiếm 4,5% dư nợ nền kinh tế.

Cần hoàn thiện khung chính sách cho phát triển thị trường tài chính xanh

Kiến nghị về vấn đề này, bà Phạm Thị Thanh Tùng cho rằng cần có quy định chung về danh mục phân loại xanh quốc gia phù hợp với phân loại ngành kinh tế và thông lệ quốc tế. Từ đó, các tổ chức tín dụng có cơ sở để đánh giá cụ thể đối với từng khách hàng, doanh nghiệp trong quá trình thẩm định cho vay; tập trung, ưu tiên bố trí nguồn vốn hợp lý tài trợ cho các dự án thuộc Danh mục phân loại xanh.

Theo đại diện Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, thị trường trái phiếu xanh tới nay được xây dựng theo hướng tạo thuận lợi cho các chủ thể huy động vốn trái phiếu xanh để thực hiện các dự án xanh. Nhiều văn bản pháp quy điều chỉnh tài chính bền vững đã được ban hành nhằm tạo tiền đề và thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm tài chính xanh.

Mặc dù nhu cầu huy động vốn từ phát hành trái phiếu xanh phục vụ cho các dự án bảo vệ môi trường là rất lớn, tuy nhiên việc phát hành trái phiếu xanh ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, theo thống kê chỉ có 19 trái phiếu xanh được phát hành từ năm 2018 đến năm 2023.

Nhấn mạnh thách thức Việt Nam chưa có danh mục phân loại xanh, đại diện Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng, việc ban hành Danh mục phân loại xanh hay là Danh mục các dự án kèm theo tiêu chí về môi trường giúp các nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân nhận diện và phân loại dự án xanh hay nâu.

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho biết, thị trường trái phiếu xanh còn gặp những hạn chế, khó khăn chính: thiếu các hướng dẫn chi tiết của các cơ quan chức năng, đặc biệt là thiếu thông tin, tiêu chí về dự án xanh, về xã hội và môi trường tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, khung pháp lý, hạ tầng CNTT, nền tảng nhà đầu tư… trên thị trường TPDN còn chưa hoàn thiện, chưa theo kịp, trong khi niềm tin bị suy giảm bởi các vụ việc sai phạm trên thị trường TTCK và BĐS…

Để thúc đẩy thị trường tài chính xanh trong đó có trái phiếu xanh, theo ông Cấn Văn Lực, cần hoàn thiện khung chính sách cho phát triển thị trường tài chính xanh; có cơ chế, chính sách để thu hút nguồn vốn cho đầu tư xanh; cần hoàn thiện chính sách, đơn giản hóa thủ tục và khuyến khích các tổ chức trong nước tham gia vào quá trình xác nhận, chứng nhận khung dự án xanh, trái phiếu xanh…

Bên cạnh đó, Chính phủ sớm ban hành bộ tiêu chí về dự án xanh, công trình xanh, công sở xanh; cập nhật các tiêu chí trái phiếu xanh, tín dụng xanh phù hợp với mục tiêu mới, bối cảnh mới và theo thông lệ quốc tế (ít nhất là tiêu chuẩn ASEAN).