Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng hàng Việt | |
Người tiêu dùng bị tổn thương | |
Chặn gian lận xuất xứ hàng Trung Quốc mượn “Made in VietNam” lừa người tiêu dùng | |
Vina Tảo và Egorex Omega 3.6.92 quảng cáo lừa dối người tiêu dùng?ườitiêudùngcẩntrọngkhichọnmualêti so bong da ngoai hang anh |
Giống lê đang được bán rất nhiều trên thị trường Hà Nội. Ảnh: DN |
Thời gian gần đây trên thị trường xuất hiện loại lê quả nhỏ, vỏ màu xanh vàng, khác hẳn loại lê vàng Trung Quốc hay lê nâu Hàn Quốc thường thấy. Người bán hàng một số nơi quảng cáo đây là lê trồng ở Lào Cai; số khác lại khẳng định đây là lê nhập từ Lào; vài chủ hàng lại cho biết, loại này có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Theo quan sát của phóng viên, loại lê này có vỏ ngoài màu xanh- vàng nhẵn bóng, quả nhỏ bằng 1/5 lê vàng Trung Quốc, bên trong thịt màu trắng, ăn có vị ngọt mát, nhiều nước. Giá bán của loại lê này dao động từ 40.000- 50.000 đồng/kg, tuỳ loại. Thậm chí, trên một số trang mạng, loại quả này còn được rao bán với giá chỉ 30.000-35.000 đồng/kg.
Theo lời chị Nguyễn Thị Hòa (Đống Đa, Hà Nội), khi ra chợ nhìn thấy giống lê trên, được mời chào chị ăn thử thấy khá ngon, song lo sợ về nguồn gốc nên còn ngại ngần. Khi người bán hàng quảng cáo là lê rừng Lào Cai, đang mùa thu hoạch nên giá rẻ, dù chưa thật yên tâm nhưng chị cũng đã mua một ít về ăn thử.
Cũng có chút lo lắng khi mua giống quả này, chị Phạm Hồng Thanh (Xuân Thủy, Cầu Giấy) cho rằng, người tiêu dùng Việt đã khá quen với 2 loại nhập ngoại là lê vàng của Trung Quốc, lê nâu của Hàn Quốc. Hai loại quả này kích thước khá lớn, còn lê Việt Nam, một vài năm gần đây xuất hiện quả lê tai nung Lào Cai, song quả hơi khác so với quả lê đang được bán tràn ngập thị trường Hà Nội hiện nay. “Nghe quảng cáo lê Lào Cai, tôi có mua về ăn thử. Sau khi để trong tủ lạnh, gọt ra ăn thấy rất ngọt và mát, song tôi vẫn có cảm giác khi ăn có mùi hóa chất trong quả nên vẫn thấy chưa thực sự yên tâm”, chị Thanh cho biết.
Một chủ buôn đang bán lê cạnh chợ Thành Công (Hà Nội) cho biết, gần một tháng nay anh chuyển hẳn sang bán loại lê rừng Lào Cai vì lê đang vào mùa, quả ngọt nên hút khách mua ăn hơn những loại quả khác. "Nhiều người thấy quả lê nhỏ, ăn lại ngọt mát, nhiều nước liền hỏi có phải hàng Trung Quốc không. Nhưng sau khi nghe tôi giải thích lê Trung Quốc quả thường to, vỏ màu vàng chứ không bé như loại này, khách hàng có phần an tâm hơn”, anh này nói.
Qua tìm hiểu phóng viên được biết, phần lớn lê được trồng ở Lào Cai là loại lê tai nung quả to. Giống lê này có nguồn gốc từ Đài Loan du nhập về trồng tại tỉnh. Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai, mùa thu hoạch chính của lê tai nung bắt đầu từ 15/6 cho đến hết tháng 7. Còn loại lê nhỏ, quả bé, vỏ xanh- vàng đang được bán trên thị trường Hà Nội bà con trên đây gọi là lê địa phương, hay còn gọi là lê bản địa, hiện cũng đang vào mùa thu hoạch rộ.
Không chỉ chưa yên tâm về sự xuất hiện của loại lê được quảng cáo là lê rừng Lào Cai, nhiều người thích ăn loại quả này còn khá lo lắng về việc các loại lê nâu Trung Quốc dán mãn Hàn Quốc. Theo đó, lê nâu Hàn Quốc được bán rải rác từ các cửa hàng hoa quả sạch, hoa quả nhập khẩu, hệ thống siêu thị tới các cửa hàng online cho tới tài khoản facebook cá nhân với các mức giá chênh nhau khá lớn.
Tại một số cửa hàng nhập khẩu, giá lê Hàn Quốc được bán với giá khá cao từ 300.000 đồng đến 350.000 đồng/kg; tại một siêu thị lớn, giá lê Hàn Quốc dao động ở mức 150-180.000 đồng/kg. Trên một số trang bán hàng trực tuyến như Shopee.vn, lê nâu Hàn Quốc được bán với giá 625.000 đồng/5kg (khoảng 125.00 đồng/kg). Còn trên website hoaqua3mien.vn giá lê Hàn Quốc ở mức 99.000 đồng/kg. Ngược lại, một số trang facebook cá nhân, giá của loại quả này được rao khá rẻ với giá chỉ 40.000 đồng-50.000 đồng/kg.
Cùng một loại quả song mỗi nơi lại đưa ra một mức giá khác nhau thực sự khiến người tiêu dùng nghi ngại, không biết đâu mới thực sự là lê Hàn Quốc. Do vậy, nhiều người chọn giải pháp tạm coi là “an toàn” khi mua lê tại các cửa hàng nhập khẩu với giá cao hơn hẳn. Song nhiều ý kiến cũng cho rằng, đó chỉ là giải pháp tâm lý, chưa chắc những nơi này đã bán hàng chuẩn bởi hiện tại hệ thống nhận biết cũng như cảnh báo của cơ quan chức năng hầu như chưa giúp ích được cho người tiêu dùng.
“Giữa ‘mê hồn trận’ hoa quả như hiện nay, thực sự khó để phân biệt loại nào đúng loại nào không đúng bởi xét về hình dáng chúng giống hệt nhau, còn tem mác thì quá dễ đánh tráo nên người tiêu dùng rất hoang mang”, chị Lê Thị Thu Trang, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa) nói.
Theo lời nhiều chủ buôn lê nhập ngoại, hiện trên thị trường có 2 loại lê nâu Hàn Quốc. Loại thứ nhất được trồng ở Hàn Quốc, loại thứ hai là lê nâu Hàn Quốc được trồng ở Trung Quốc. Do cùng một giống nên mẫu mã của chúng giống hệt nhau. Tuy nhiên, lê nâu trồng ở Hàn Quốc có giá đắt hơn nhiều lần loại lê trồng ở Trung Quốc nên dân buôn bán nhỏ lẻ thường đánh tráo hai loại này với nhau.
Thực tế, giống lê Hàn Quốc được trồng khá nhiều ở Trung Quốc, đến lúc thu hoạch, các nhà sản xuất Trung Quốc đóng thùng lê theo kiểu dáng rất giống với kiểu dáng thùng lê Hàn Quốc và ở dưới ghi dòng chữ “Made in China” rất nhỏ. Đặc biệt, khi đưa ra thị trường, họ chỉ ghi lê Hàn Quốc chứ không ghi lê Hàn Quốc được trồng tại Trung Quốc khiến rất nhiều người tiêu dùng nhầm lẫn.
Khuyến cáo người tiêu dùng cách nhận biết lê Hàn Quốc, anh Nguyễn Văn Hùng, chủ cửa hàng hoa quả sạch trên phố Thành Công cho biết, về hình dáng, màu sắc, loại lê nâu Hàn Quốc quả có hình tròn, vỏ màu vàng nhạt, nhẵn bóng. Trọng lượng mỗi quả đạt từ 5- 7 lạng. Về hương vị, nếu so về hình dáng thì hai loại lê này gần như giống nhau. Nhưng, nếu ăn thử mọi người vẫn có thể phân biệt được bởi do trồng ở hai nước có khí hậu khác nhau nên khi ăn người tiêu dùng sẽ thấy lê Hàn Quốc khi ăn có vị ngọt, giòn, thơm, còn lê Hàn Quốc trồng tại Trung Quốc ăn xốp, vị ngọt ít hơn.
Cũng theo anh Hùng, do lê Trung Quốc do chứa nhiều hóa chất bảo quản nên có thời gian bảo quản lâu hơn, thường là 2 tháng, thậm chí có thể để được 5 tháng. Vậy nên để tránh mua phải lê kém chất lượng anh Hùng khuyên người tiêu dùng nên chọn mua tại những địa chỉ uy tín, cửa hàng có thương hiệu, tại các siêu thị lớn. Hạn chế mua ở hàng bán rong bên ngoài không rõ nguồn gốc, xuất xứ.