【pháp league 1】'Sáng đèn' – Nước mắt sau tấm màn sân khấu cải lương
Viễn Phương là đoàn hát cải lương nổi danh một thời,ángđèn–Nướcmắtsautấmmànsânkhấucảilươpháp league 1 được gầy dựng và gìn giữ bởi ông Bầu (NSƯT Hữu Châu). Qua thời gian, những loại hình giải trí thời thượng lên ngôi, cải lương dần thất thế và không còn phù hợp nhu cầu thưởng thức văn nghệ của lớp khán giả mới. Viễn Phương buộc phải chuyển mình, thay đổi cách thức hoạt động, trở thành gánh hát rong ruổi khắp các tỉnh Tây Nam Bộ phục vụ bà con.
Qua góc nhìn của những thành viên gánh hát, Sáng đèn ghi lại hành trình thịnh - suy của loại hình nghệ thuật truyền thống, lật mở nỗi niềm trăn trở và sự khó khăn của các nghệ sĩ ở buổi giao thời.
Đạo diễn Hoàng Tuấn Cường thể hiện rõ sự khác biệt của hoạt động cải lương hai thời kỳ hoàng kim và quá vãng. Khi sân khấu chính thống còn được ưa chuộng, khán giả xếp hàng đến rạp hát xem cải lương. Dưới hàng ghế, người đến xem ăn mặc sang trọng, trang điểm lộng lẫy, chăm chú thưởng thức các vở diễn dài.
Giờ đây, thời thế đổi thay, Viễn Phương từ một gánh hát cải lương thuần túy trở thành đoàn tạp kỹ. Sân khấu dựng tạm ở sân đình hay mảnh đất ven sông là nơi biểu diễn. Khán giả đến xem chỉ vỏn vẹn chục người. Vở diễn dài được thay bằng các trích đoạn tân - cổ kết hợp xiếc, ảo thuật, lô tô, ca nhạc, tấu hài hút người xem.
Dù vậy, niềm đam mê và lòng kính nghiệp của các nghệ sĩ vẫn không thay đổi. Ông Bầu dù thua lỗ vẫn cố gồng gánh để đoàn hát được sáng đèn mỗi đêm. Dù bận rộn đi đánh vecni dạo, sửa điện để kiếm thêm thu nhập, các thành viên vẫn sắp xếp thời gian tập dượt cùng nhau.
Mỗi buổi tập, họ tỉ mỉ dựng bài, trau chuốt từng nốt nhạc và lời ca, chỉnh sửa từng dáng bộ, ánh nhìn cho đồng nghiệp. Vào những buổi diễn, các diễn viên dốc hết sức trong mỗi tiết mục, là lượt quần áo phẳng phiu, lộng lẫy để có diện mạo chỉn chu bước lên sân khấu.
Với những người nghệ sĩ, Tổ nghề luôn dõi theo và giúp đoàn hát được sáng đèn mỗi đêm. Suốt phim, các nhân vật luôn nói với nhau rằng những điều họ làm đều có sự chứng giám của Ông Tổ, như tự nhắc nhở bản thân dù khổ cực như thế nào, mỗi người đều phải giữ trọn đạo nghề.
Sáng đènkhai thác khó khăn của các nhân vật một cách bình dị, không bi kịch hóa vấn đề để câu nước mắt người xem, tạo cảm giác dễ chịu khi thưởng thức. Câu chuyện trong phim mang tính phổ quát cao, dễ hiểu, tình tiết có nhiều nét tương đồng với các tác phẩm cùng đề tài cải lương.
Với mỗi tuyến nhân vật, phim mang đến một lát cắt khác nhau về hình ảnh người nghệ sĩ: sự truyền lửa của hai thế hệ diễn viên, áp lực con nhà nòi, tình yêu từ sân khấu đến đời thực và cả những đắn đo khi đứng trước quyết định đi theo đam mê hay chạy theo đồng tiền.
Sáng đèn không chia tuyến nhân vật chính – phụ, phân bổ đất diễn đồng đều cho các diễn viên. Quy tụ nhiều tên tuổi lớn xuất thân từ sân khấu như NSƯT Lê Thiện, NSƯT Hữu Châu, NSND Hồng Vân, Chí Tâm, phim truyền tải tốt cái tâm, cái tình của nghệ sĩ qua lối hóa thân tự nhiên của diễn viên.
Vào vai ông Bầu, NSƯT Hữu Châu khắc họa vẻ chân chất và tận tâm với những thành viên trong đoàn qua lối thoại điềm đạm, pha chút dí dỏm, gợi nhắc đến hình ảnh Lệ Liễu, nhân vật chủ gánh lô tô nam diễn viên từng đóng trong phim Lô tô.
Xuất hiện không nhiều, NSND Hồng Vân là điểm nhấn hài hước của phim, mang đến nhiều tiếng cười với loạt mảng miếng duyên dáng khi vào vai Tư Phượng, người phụ nữ tài trợ kinh phí cho đoàn Viễn Phương.
Cao Minh Đạt, Lê Phương hóa thân tròn trịa thành cặp tình nhân trên sân khấu Phi Khanh – Thanh Kim Yến, tương tác hài hòa cùng các diễn viên tiền bối. Với ngoại hình sáng, Bạch Công Khanh và Trúc Mây cho thấy nỗ lực khi cố gắng hát cải lương, tập dáng bộ giống một nghệ sĩ sân khấu, nhưng lực diễn và đài từ còn yếu.
Kịch bản và kỹ thuật làm phim của Sáng đèn còn nhiều hạn chế. Việc dàn trải nhiều câu chuyện khiến bộ phim thiếu cao trào, tạo cảm giác dông dài. Ở nhiều tình huống, các tình tiết lộ tính sắp đặt. Cách nhân vật xử lý vấn đề còn đơn giản, dễ dàng. Việc thêm thắt các trích đoạn cải lương tạo được sự thú vị ban đầu nhưng về sau bị lặp lại.
Cách quay dựng của tác phẩm còn thiếu tính điện ảnh, đôi khi bị sai raccord (sự tương đồng hình ảnh giữa cảnh trước và cảnh sau). Dù góc máy đa dạng, phim không đồng đều về chất lượng hình ảnh. Ở cùng một phân đoạn, có lúc hình ảnh rất rõ nét nhưng ngay sau đó lại bị lem, mờ. Phim cũng không giữ được sự đồng nhất trong cách điều chỉnh màu sắc, khiến da nhân vật nhợt nhạt, đôi lúc làm lộ lớp trang điểm trắng bệt của các diễn viên ở những cảnh sinh hoạt đời thường.
Đỗ Hoàng