Sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và Đại hội XIII của Đảng,ựctuyntruyềnChươngtrnhcủaTỉnhủkèo cái bóng đá hôm nay việc nghiên cứu, học tập, quán triệt và triển khai thực hiện nghị quyết được các cấp ủy đảng ở Hậu Giang đặc biệt quan tâm với các hình thức triển khai trực tiếp, trực tuyến phù hợp. Các cấp, ngành và địa phương đã cụ thể hóa thực hiện nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và Đại hội XIII của Đảng ở cấp mình bằng các chương trình, kế hoạch, khâu đột phá cụ thể.
Ông Lê Công Lý (ảnh), Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đánh giá đến thời điểm này, nội dung các nghị quyết của Trung ương và tỉnh đã phổ biến đến tận cơ sở; đảng viên, đoàn viên, hội viên và người dân nêu cao ý thức, sáng tạo trong thực hiện.
Cho rằng với quyết tâm chính trị cao, khát vọng lớn, hành động tích cực, mong muốn Hậu Giang sớm “thoát khỏi vòng xoáy đi xuống” nên ông Lê Công Lý thông tin, tháng 8 vừa qua, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Chương trình số 50 (Chương trình 50) và mới đây là Kết luận số 159-KL/TU về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Chương trình số 50 với các nội dung lớn, quan trọng, đột phá để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghị quyết khoa học hơn, bài bản hơn, đầy đủ hơn, chất lượng cao nhất về các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và tỉnh đề ra.
Một góc Khu công nghiệp Sông Hậu, Hậu Giang.
Vậy Chương trình 50 của Tỉnh ủy Hậu Giang cũng như các quyết sách gần đây có nội dung trọng tâm và thiết thực ra sao, ông Lê Công Lý đã dành cho Báo Hậu Giang cuộc trao đổi khá đầy đủ, chi tiết.
Thưa ông, tầm quan trọng của Chương trình 50 được nhìn nhận như thế nào ?
- Đây là chương trình hành động của những chương trình hành động bởi tính bao trùm của nó.
Chương trình được “thai nghén”, ra đời bởi tâm huyết của các đồng chí trong Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, được đóng góp với tinh thần đầy trách nhiệm của từng Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và các cá nhân, tổ chức liên quan; tổ chức nhiều cuộc họp xin ý kiến các cấp, các ngành và chỉnh sửa, bổ sung nhiều lần...
Từ đó đã hình thành một đảng văn hoàn chỉnh như hiện nay với việc xác định các Nghị quyết Chuyên đề, định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chương trình, đề án, kế hoạch,... nhiệm vụ trọng tâm, đột phá mà theo tôi khi lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả sẽ tạo bước ngoặt để sau nhiệm kỳ XIV Hậu Giang có những đổi mới to lớn, toàn diện, góp phần cùng với cả nước thực hiện thành công mục tiêu nhiệm vụ 5 năm, 10 năm và tầm nhìn đến năm 2045 mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.
Cụ thể, Chương trình 50 có những nội dung quan trọng nào ?
- Chương trình xác định Hậu Giang phải sớm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV thành các nghị quyết, chiến lược, chương trình, đề án, kế hoạch, chuyên đề trên cơ sở bám xuyên suốt ba trụ cột “xương sống” - ba nhiệm vụ đột phá chiến lược của Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025.
Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh, Hậu Giang.
Đó là: (1) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực lãnh đạo chủ chốt các cấp, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về công tác cán bộ gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài và tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp trong hệ thống chính trị tỉnh. (2) Hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách; tập trung ưu tiên xây dựng các cơ chế, chính sách tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, nhất là cơ chế, chính sách đặc thù, ưu đãi đặc biệt trên một số lĩnh vực thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã theo hướng ưu đãi, cạnh tranh so với các địa phương khác. Tập trung cải cách hành chính mạnh mẽ, nâng cao chất lượng và cải thiện vị trí xếp hạng các chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh từng năm và cả nhiệm kỳ. Xây dựng chính quyền điện tử, thực hiện chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực, phát triển đô thị thông minh kinh tế số; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội. (3) Trụ cột thứ ba là xây dựng Chiến lược phát triển và Quy hoạch tỉnh Hậu Giang. Chú trọng xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp, hạ tầng giao thông đồng bộ, thuận lợi cho nhà đầu tư.
Cụ thể hóa 3 nhiệm vụ đột phá trên phải là hệ thống nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án để thực hiện, thưa ông ?
- Đúng vậy. Như chúng ta biết, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”, trong nhiều Văn kiện Đảng ta cũng khẳng định “Công tác cán bộ là then chốt của then chốt”. Vì vậy, trước tiên, nhân tố con người là ưu tiên trước nhất để “then chốt” này “mở mũi” đột phá cho Chương trình.
Cụ thể, nhiệm vụ đột phá trong công tác tổ chức, cán bộ là xây dựng Đề án Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp. Hoàn thiện Đề án vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh trong hệ thống chính trị của tỉnh; ban hành Bộ tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn tỉnh.
Cũng liên quan đến nhân lực, Hậu Giang sẽ ban hành Nghị quyết phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch về luân chuyển cán bộ với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị vững vàng hơn, phẩm chất đạo đức tốt hơn, đầy đủ năng lực thực thi nhiệm vụ và để tạo nguồn cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Song song đó là ban hành Đề án thí điểm đổi mới cách thức tuyển chọn chức danh lãnh đạo, quản lý trên địa bàn để lựa chọn những người thực sự có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, năng lực công tác vượt trội bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp. Tầm quan trọng của Đề án này là tạo động lực để cán bộ, đảng viên, công chức phấn đấu, rèn luyện và có cơ hội tham gia làm công tác lãnh đạo, quản lý.
Trên cơ sở kế thừa kết quả thực hiện đề án cán bộ trẻ, nữ, người dân tộc thiểu số của nhiệm kỳ trước, tỉnh nhà cũng ban hành Đề án nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ cán bộ trẻ, nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nhiệm kỳ 2020-2025. Trọng tâm của đề án mới là để tiếp tục nâng chất đội ngũ cán bộ trẻ, nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số và cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phục vụ địa phương, Nhân dân tốt hơn, tạo nguồn cán bộ đủ trình độ cao bổ sung vào cấp ủy, chức danh chủ chốt khi cần thiết.
Thưa ông, với nhiệm vụ đột phá thứ hai, Chương trình 50 xác định phải làm gì ?
- Trước tiên, tỉnh sẽ ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng và thực thi thể chế, chính sách, giai đoạn 2021-2025.
Đặc biệt trong nhiệm kỳ này Hậu Giang sẽ xây dựng Định hướng Chiến lược phát triển tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đây là lần đầu tiên từ sau khi thành lập tỉnh đến nay, Hậu Giang xây dựng được 1 định hướng chiến lược, không phải tầm nhìn 5 năm, 10 năm, mà tầm nhìn xa đến giữa thế kỷ. Trong đó xác định đến năm 2025, Hậu Giang cải thiện vị trí xếp hạng quy mô kinh tế, thu ngân sách so với các tỉnh, thành phố trong cả nước; xây dựng thành công các nền tảng bền vững cho tăng trưởng các giai đoạn tiếp theo đưa Hậu Giang nằm trong nhóm 3 tỉnh, thành có các chỉ số về năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh tốt nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long; đảm bảo luôn có đất sạch cho phát triển công nghiệp; hạ tầng giao thông kết nối với các tuyến cao tốc, tuyến quốc lộ; hạ tầng giao thông các tuyến đường liên vùng, các tuyến đường tỉnh, đường huyện và liên xã. Đến năm 2030, sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt mức khá, không còn là tỉnh khó khăn về phát triển kinh tế; cơ bản cân đối được thu - chi ngân sách, không phụ thuộc quá lớn vào nguồn Trung ương hỗ trợ; phấn đấu nằm trong nhóm 4 tỉnh có thu nhập bình quân đầu người cao nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đến năm 2050, Hậu Giang trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, trở thành tỉnh có trình độ phát triển khá so với cả nước; thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 18.000 USD/người/năm, hiện nay là 2.346 USD/người...
Liên quan đến phát triển bền vững, gắn kết, Hậu Giang cũng sẽ xây dựng Đề án phát triển khu, cụm công nghiệp, thu hút đầu tư và tạo việc làm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, cốt yếu là để cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh, thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư chiến lược và tạo việc làm cho người dân. Đồng thời, ban hành chương trình phát triển công nghiệp và logistics theo hướng hiệu quả, thiết thực, phù hợp điều kiện kinh tế, xã hội tỉnh nhà.
Tiếp tục cụ thể hóa, hiện thực hóa khát vọng xây dựng, phát triển tỉnh nhà phồn vinh; trên cơ sở Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết XIV của Đảng bộ tỉnh, Tỉnh ủy cũng vừa ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26/11/2021 về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo.
Nghị quyết này cũng có thể gọi là nghị quyết 4 trụ cột, với việc chọn trụ công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch làm các khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, từ đó làm gia tăng nguồn thu ngân sách địa phương và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Các trụ cột xác định mục tiêu rất rõ ràng. Trong đó sẽ tối ưu hóa hiệu quả thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp có định hướng mục tiêu chiến lược; ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp, dự án công nghiệp có tính lan tỏa, đóng góp lớn vào ngân sách. Thu hút doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động tại chỗ, có cơ chế tiền lương, thu nhập cho người lao động ở mức khá so với khu vực. Chuyển dịch cơ cấu thu ngân sách địa phương theo hướng nâng cao tỷ trọng đóng góp từ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Ưu tiên nguồn lực đầu tư, tạo quỹ đất sạch khu, cụm công nghiệp tại huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A và các địa phương khác có phát triển cụm công nghiệp.
Trụ cột thứ hai đó là tiếp tục quan tâm phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững; chuyển mạnh từ phát triển chiều rộng, tự phát sang phát triển có định hướng, tập trung, nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Xây dựng thành công 5 nông sản chủ lực, có thế mạnh, có giá trị kinh tế cao.
Về đô thị, Tỉnh ủy đặt ra đòi hỏi và phải thực hiện hiệu quả phát triển đô thị đạt mục tiêu kép: mở rộng khu vực đô thị, tạo cảnh quan đô thị đẹp, văn minh và gia tăng nguồn thu ngân sách, hỗ trợ phát triển khu, cụm công nghiệp, cơ cấu lại ngành nông nghiệp nông thôn, đầu tư phát triển du lịch và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội khác. Phấn đấu tăng tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh Hậu Giang đến năm 2025 đạt tối thiểu 32%. Xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, theo hướng hiện đại, tiếp cận các tiêu chuẩn đô thị xanh, đô thị văn minh đối với các đô thị trọng điểm. Tiếp tục nâng chất các tiêu chí đô thị loại II đối với thành phố Vị Thanh, đô thị loại III đối với thành phố Ngã Bảy và thị xã Long Mỹ. Ưu tiên nguồn lực phát triển đô thị ở Châu Thành và Châu Thành A, phấn đấu đến năm 2025 Châu Thành trở thành trung tâm đô thị - công nghiệp.
Về du lịch, sẽ sớm hiện thực hóa tiềm năng du lịch của tỉnh. Nâng cao chất lượng các hoạt động và xây dựng sản phẩm trong lĩnh vực du lịch, quảng bá hình ảnh du lịch Hậu Giang với du khách trong và ngoài nước. Tập trung định vị thành công 2 điểm nhấn du lịch của tỉnh trong giai đoạn 2021-2025 vươn tầm khu vực và cả nước, đó là du lịch trên tàu tuyến kênh Xà No tạo đặc trưng riêng của Hậu Giang và du lịch huyện Phụng Hiệp nhằm khai thác hiệu quả Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng gắn kết các Khu di tích lịch sử trên địa bàn huyện và chợ nổi Ngã Bảy...
Thưa ông, trong quá trình xây dựng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, có ý kiến cho rằng Hậu Giang cần phát triển trên nền tảng nông nghiệp bền vững, nhưng đa số chọn công nghiệp để đi lên, dù vậy, nông nghiệp vẫn được xác định cần phải đặc biệt quan tâm. Vậy Chương trình 50 có đề cập vấn đề này không ?
- Như đã trình bày ở phần trên, trong quá trình xây dựng, ban hành nghị quyết, Hậu Giang đã chủ động điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn. Cụ thể là sau khi ban hành Chương trình 50, Tỉnh ủy nhận thấy có những điểm cần bổ sung nên ban hành Kết luận số 159 điều chỉnh một số nội dung của Chương trình; ban hành nghị quyết 4 trụ cột trong đó có xác định trụ cột về nông nghiệp.
Lãnh đạo Hậu Giang xác định, nông nghiệp lúc nào cũng là trụ đỡ của nền kinh tế, mỗi khi kinh tế đất nước rơi vào giai đoạn khó khăn thì ta hay nhắc đến cụm từ này. Chú trọng đến nông nghiệp trong giai đoạn mới, Hậu Giang xác định phát triển lĩnh vực này phải bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao đời sống nông dân.
Nhiệm vụ là các cấp, các ngành là phải tập trung chỉ đạo tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thủy sản theo hướng bền vững, thích ứng; phát triển nông nghiệp định hướng thị trường, chú trọng chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; đẩy mạnh triển khai chuỗi giá trị sản xuất an toàn, sạch, ưu tiên mặt hàng lúa gạo, trái cây và thủy sản; chuyển đổi và phát triển cây trồng, vật nuôi có giá trị cao, thích ứng với biến đổi khí hậu; nghiên cứu nhu cầu thị trường để quy hoạch, tổ chức sản xuất và tiêu thụ. Sẽ triển khai các dự án, đề án ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống lụt bão, sạt lở, khô hạn, xâm nhập mặn; đầu tư hợp lý hạ tầng thủy lợi…
Bao nhiêu đó là chưa đủ để thực hiện thành công Nghị quyết XIV của Đảng bộ tỉnh, thưa ông ?
- Thật sự thì các cấp, các ngành và các địa phương trong tỉnh còn phải thực hiện nhiều việc để Hậu Giang vươn tầm phát triển toàn diện, bền vững.
Trong Chương trình 50 cũng như các chủ trương, quyết sách liên quan, Tỉnh ủy xác định phải thực hiện ngay Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 31/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về cải cách hành chính nhà nước tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, với mục tiêu phải nâng cao chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS), nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân và doanh nghiệp. Điểm số 4 chỉ số cải cách hành chính năm sau phải cao hơn năm trước. Chính yếu của cải cách là để phục vụ tốt nhất cho sự phát triển bền vững.
Cũng không thể đứng ngoài của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư nên Tỉnh ủy đã ban hàn Nghị quyết số 02 về xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; trước mắt phải hoàn thành các dự án thuộc Đề án chính quyền điện tử; thực hiện chuyển đổi số quốc gia tại địa phương một cách toàn diện, phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số. Chỉ số sẵn sàng cho phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (VIET NAM ICT INDEX) năm sau cao hơn năm trước. Trong phát triển đồng bộ hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông phải ưu tiên đầu tư vấn đề an toàn, an ninh mạng.
Trở lại vấn đề nhân lực, xuyên suốt quá trình hoạch định chiến lực phát triển, Hậu Giang định hướng như thế nào về nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, trong đó con người là trung tâm đảm bảo sự thành công của Chương trình 50 ?
- Tỉnh ủy xác định rất rõ, đầy đủ các biện pháp cụ thể là sẽ tiếp tục tạo bước chuyển biến trong phát huy ý thức tự giác, tự rèn luyện phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức trong hệ thống chính trị và Nhân dân. Ngăn ngừa, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tự giác đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; chủ động, kịp thời phản bác các thông tin, quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch.
Tiếp tục xây dựng bộ máy của hệ thống chính trị ngày càng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên; cải cách hành chính trong Đảng; làm tốt công tác quản lý đảng viên. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương các khâu trong công tác cán bộ, trọng tâm là đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ, khắc phục tình trạng đánh giá cán bộ, kiểm điểm, phê bình còn nể nang, né tránh, ngại va chạm. Thường xuyên rà soát, sàng lọc đảng viên. Tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính từ tỉnh đến cơ sở gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong sạch, đủ về trình độ, đạo đức, làm cơ sở xây dựng chính quyền điện tử. Nâng cao hiệu quả giám sát, phản biện. Tiếp tục phát động các phong trào thi đua yêu nước gắn với đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng…
Tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đổi mới công tác vận động quần chúng. Xây dựng các tiềm lực và thế trận trong khu vực phòng thủ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân ngày càng vững chắc; kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh…
Phát triển đến mức nào đi nữa cũng phải quan tâm đến bảo vệ môi trường và được biết trong Chương trình 50 Hậu Giang xác định rất rõ tinh thần “không đánh đổi môi trường lấy kinh tế”, xin ông cho biết cụ thể hơn ?
- Điều này hoàn toàn đúng đắn khi không phải mới đây mà từ khi thành lập tỉnh đến nay môi trường ở tỉnh nhà luôn được quan tâm đúng mức.
Phát huy kết quả tích cực, 5 năm tới, Hậu Giang sẽ tiếp tục nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường; thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học; hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường. Chú trọng thực hiện các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ở lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp. Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Vị Thanh, thành phố Ngã Bảy. Thực hiện quản lý đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học khu đất ngập nước và khu vực có tính đa dạng sinh học cao.
Để thực hiện đạt và vượt các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, Hậu Giang có các biện pháp gì, thưa ông ?
- Giải pháp, biện pháp, cách làm được đề ra rất cụ thể trong từng chương trình, kế hoạch, đề án đã nêu. Vấn đề còn lại là cả hệ thống chính trị phải tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất về ý chí và hành động, liên tục sáng tạo, đổi mới trong thực hiện hóa chỉ tiêu, nhiệm vụ.
Các cấp, các ngành, những người con của Hậu Giang hãy học tập một cách nghiêm túc, làm theo gương Bác một cách thiết thực về tinh thần tự lực - tự mình làm lấy, cống hiến cho tỉnh nhà để tự cường - tự mình mạnh lên, sớm “sánh vai” cùng các tỉnh, thành bạn.
Cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân tỉnh nhà hãy chủ động hơn nữa trong đóng góp công sức, trí tuệ; phải có khát vọng, nuôi khát vọng thực hiện chức trách, nhiệm vụ, nghĩa vụ được Chương trình 50 giao cho. Song song với tự lực, tự giác là tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để nhân lên sức mạnh hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Xin chân thành cảm ơn ông !
TRÍ THỨC thực hiện