您现在的位置是:Empire777 > World Cup
【ket qua mls】Gia tăng xuất khẩu từ nguồn gỗ nguyên liệu "sạch"
Empire7772025-01-26 23:44:12【World Cup】4人已围观
简介Ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng Thư ký VIFORES phát biểu tại hội thảo. Ảnh: NKĐó là nhận định của các c ket qua mls
Đó là nhận định của các chuyện gia tại Hội thảo Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đến nửa đầu năm 2017, do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định, Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ TP.Hồ Chí Minh (HAWA) và Tổ chức Forest Trends tổ chức ngày 5/10/2017.
Xuất khẩu gỗ năm 2017 có thể vượt 7 tỷ USD
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Tôn Quyền - Tổng Thư ký VIFORES cho biết, 6 tháng đầu 2017, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 3,7 tỷ USD. Trung bình 9 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt khoảng 700 triệu USD/tháng. Nếu duy trì được đà tăng trưởng như hiện nay, kim ngạch xuất khẩu trong năm 2017 có thể đạt con số trên 7 tỷ USD.
Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản là 3 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2017 - chiếm 70,3% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
Bên cạnh mặt hàng gỗ xuất khẩu, theo ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia phân tích của Tổ chức Forest Trends (Hoa Kỳ), hàng năm Việt Nam nhập khẩu một lượng gỗ nguyên liệu rất lớn, tương đương với 1,7 - 1,8 tỷ USD về kim ngạch. Giá trị kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu gỗ chiếm trên 90%.
Gỗ nguyên liệu, bao gồm gỗ tròn và xẻ, là nhóm mặt hàng chủ đạo trong cơ cấu mặt hàng gỗ nhập khẩu vào Việt Nam. Gỗ từ nguồn này có vai trò to lớn, trực tiếp góp phần giúp ngành chế biến gỗ Việt Nam tiếp tục mở rộng và tăng trưởng.
Về nguồn cung nhập khẩu, Trung Quốc là nước cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất cho Việt Nam, tiếp theo là Châu Phi, Châu Âu và Hoa Kỳ...
Áp lực nguồn cung
Theo đánh giá của các đại biểu, nhìn chung, tình hình xuất nhập khẩu gỗ trong 6 tháng đầu 2017 không có biến động lớn so với năm 2016. Tuy nhiên trong tương lai có thể có sự thay đổi tại một số thị trường xuất khẩu tại Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc do chính sách kiểm soát nguồn gỗ nguyên liệu tại các quốc gia này có thể có hiệu lực.
"Mở rộng và phát triển của ngành gỗ hiện nay đang phải đối mặt với một số khó khăn, trong đó đặc biệt phải kể đến cạnh tranh về nguồn gỗ nguyên liệu. Cạnh tranh thể hiện cả về nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu và nguồn cung từ trong nước", ông Nguyễn Tôn Quyền nhấn mạnh.
Cụ thể, chính sách cấm khai thác gỗ rừng tự nhiên của chính phủ Trung Quốc cộng với chính sách siết chặt việc khai thác, thương mại và xuất khẩu gỗ nguyên liệu tại một số quốc gia cung gỗ rừng tự nhiên từ rừng nhiệt đới làm gia tăng cạnh tranh về cung toàn cầu, trong đó bao gồm một số công ty nhập khẩu của Việt Nam.
Bên cạnh đó, cạnh tranh về nguồn cung nguyên liệu trong nước đặc biệt gay gắt đối với gỗ rừng trồng và gỗ cao su, giữa các công ty ty chế biến đồ gỗ với công ty chế biến dăm gỗ, và giữa công ty trong nước với công ty nước ngoài, điển hình là Trung Quốc. Biến động nguồn cung gỗ cho Việt Nam còn do các quốc gia cung gỗ rừng tự nhiên từ khu vực nhiệt đới cho Việt Nam siết chặt kiểm soát việc khai thác, thương mại và xuất khẩu.
Không những vậy, cung gỗ nguyên liệu từ các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông có nhiều biến động, với nguồn cung từ Lào gần như mất hẳn, trong khi nguồn cung từ Campuchia gia tăng đột biến.
"Nguồn cung gỗ nguyên liệu từ Lào mặc dù có tác động tiêu cực, ít nhất trong ngắn hạn tới các làng nghề, các công ty trực tiếp tham gia nhập khẩu và công ty xuất khẩu sản phẩm được làm từ nguồn gỗ này qua Trung Quốc, nhưng giảm cung từ nguồn này giúp nâng cao hình ảnh ngành chế biến gỗ của Việt Nam trong việc loại bỏ nguồn gỗ có rủi ro cao. Tuy nhiên, gia tăng đột biến về lượng nhập khẩu từ Campuchia lại có tác động ngược lại, làm mất đi các hình ảnh của ngành gỗ Việt Nam..." - ông Phúc lo ngại.
Các chuyên gia cũng chỉ rõ, không chỉ có sự biến động ở nguồn cung, tại các thị trường xuất khẩu, có những tín hiệu cho thấy sẽ có những thay đổi trong chính sách của chính phủ nhằm quản lý chặt chẽ hơn các mặt hàng gỗ nhập khẩu.
"Tín hiệu rõ ràng nhất có thể thấy ở thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản, là hai trong số năm thị trường tiêu thụ các mặt hàng gỗ lớn nhất của Việt Nam. Nếu theo đúng lộ trình của chính phủ Hàn Quốc, cuối 2017 các nhà nhập khẩu Hàn Quốc bắt đầu phải thực hiện trách nhiệm giải trình. Tiến trình tương tự sẽ được diễn ra tại Nhật Bản, tuy nhiên với thời gian muộn hơn. Thực hiện các quy định này sẽ tác động trực tiếp đến tình hình xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này", ông Phúc cho biết.
Trước áp lực này, theo các chuyên gia, tăng cường cơ hội, giảm thiểu rủi ro là chiến lược phát triển lâu dài cho mỗi doanh nghiệp và cả ngành Gỗ của Việt Nam trong tương lai. Chính phủ Việt Nam tham gia kí kết FLEGT/VPA (Hiệp định Thương mại song phương cấp chính phủ giữa EU và Việt Nam, theo đó hai bên thỏa thuận Việt Nam sẽ thiết lập hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp) đã thể hiện cam kết trong việc thực hiện chiến lược này cấp quốc gia, với các cam kết sẽ được chuyển tải thành các cơ chế chính sách cụ thể được áp dụng tại mỗi doanh nghiệp.
Cùng với đó, loại bỏ nguồn gỗ nguyên liệu rủi ro cao có nguồn gốc từ nhập khẩu, thay thế bởi các nguồn gỗ nguyên liệu ‘sạch’ là nhu cầu cấp bách. "Điều này không những nhằm đáp ứng với các yêu cầu hiện nay từ các thị trường xuất khẩu quan trọng truyền thống của Việt Nam mà còn góp phần chuẩn bị sẵn sàng cho ngành gỗ Việt Nam trong việc đáp ứng với các yêu cầu mới tại các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc trong tương lai. Đồng thời, để làm điều điều này cần có sự cam kết mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp và cơ chế kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý cấp trung ương và địa phương" - ông Tô Xuân Phúc nhấn mạnh./.
Phúc Nguyên
很赞哦!(6)
相关文章
- Nguyên nhân sụt lún khu vực dự án hồ chứa nước gần 500 tỷ ở Lâm Đồng
- Chiến dịch trấn áp tội phạm ma túy ở Philippines vẫn tiếp diễn
- Nhùng nhằng chuyện Anh rời EU
- Quản lý nợ công: Kinh nghiệm từ nước ngoài
- Nigeria: Giẫm đạp ngoài một cơ sở phân phát gạo, 22 người thiệt mạng
- 28/8 là ngày Truyền thống ngành Thông tin và Truyền thông
- Hàng cứu trợ đã đến Yên Bái, chuẩn bị được trao gửi tới bà con vùng ngập lụt
- Đồng Tháp: Quản lý thị trường phát hiện sai phạm tại Công ty Dược phẩm Chân Thiên Phúc
- Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Mưa rào, nắng nóng trở lại
- Techfest Quang Nam 2024 diễn ra từ ngày 14
热门文章
站长推荐
Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư
Căng thẳng leo thang
Khám phá thành phố di sản Tây An (Trung Quốc) nổi tiếng cùng đường bay mới của Vietjet
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ tại Quốc hội
CSGT đo nồng độ cồn xuyên đêm, phát hiện tài xế vi phạm gấp đôi mức 'kịch khung'
Lào Cai: Xử phạt 3 hộ kinh doanh trưng bày bán hàng giả mạo nhãn hiệu Hermes và Adidas
Bắc Giang: Tiêu hủy gần 116 nghìn sản phẩm giả nhãn hiệu lớn
Thông tin mới vụ thi thể trong ô tô ở lòng hồ Hòa Bình
友情链接
- Minh Khang
- Lấy ý kiến các QCKT liên quan đến chất lượng xe cơ giới, thiết bị an toàn cho trẻ em
- Nhờ lợi thế từ Hiệp định CPTPP, xuất khẩu thủy sản sang Australia khởi sắc
- Thể lệ Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ ba
- Dự thảo Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về bình bột chữa cháy vỏ xốp
- Phó thủ tướng yêu cầu mở rộng nguồn điện tái tạo mua bán trực tiếp
- Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Tiểu ban Kinh tế
- Phát triển giao dịch trực tuyến đặt ra vấn đề thách thức đối với việc bảo mật an toàn thông tin
- Giá vàng trong nước và thế giới đua nhau tăng giá
- Sau Lễ tuyên thệ, Chủ tịch nước Lương Cường có bài phát biểu trước Quốc hội