Tại hội thảo,ỗtrợcácngânhàngthựchiệnquyđịnhvềantoànvốkq hom qua các cán bộ điều hành của các ngân hàng đã trao đổi nhiều kinh nghiệm triển khai Quy trình Đánh giá an toàn vốn nội bộ (ICAAP), một nội dung quan trọng trong các quy định của nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới.
Khi áp dụng quy trình ICAAP, các ngân hàng sẽ có khả năng đánh giá tốt hơn nhu cầu vốn cần thiết để bù đắp rủi ro ở hiện tại và trong tương lai, bao gồm cả mức đệm vốn cần thiết trong các tình huống căng thẳng. Các ngân hàng được điều hành tốt đều xem ICAAP là một hoạt động có ý nghĩa chiến lược và cốt lõi để đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng, ngay cả khi gặp những tình huống căng thẳng, chứ không chỉ đơn thuần là một hoạt động tuân thủ.
Theo ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia của IFC phụ trách Việt Nam, Campuchia và Lào, việc chứng tỏ có đủ dự trữ vốn đáp ứng các rủi ro trọng yếu, cao hơn mức vốn tối thiểu theo quy định nhà nước chắc chắn sẽ có tác động tích cực đến hoạt động và sức chống đỡ của ngân hàng, từ đó góp phần vào sự tăng trưởng bền vững của ngành ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.
ICAAP là nội dung trọng tâm của khung Basel II – một hệ thống hướng dẫn chuẩn mực quốc tế mà theo đó, các tổ chức tài chính cần đảm bảo đủ vốn hấp thụ các rủi ro phát sinh trong hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đưa ra lộ trình triển khai áp dụng Basel II nhằm phát triển ngành ngân hàng bền vững và tiếp tục áp dụng nhiều hơn nữa các thông lệ quốc tế ở Việt Nam. Chương trình thí điểm áp dụng Basel II được bắt đầu từ đầu năm 2016 tại 10 ngân hàng thương mại trong nước.
“Áp dụng các hướng dẫn Basel II về mức đủ vốn là yêu cầu tất yếu để các ngân hàng thương mại Việt Nam nâng cao các chuẩn mực trong hoạt động ngân hàng”, ông Nguyễn Toàn Thắng, Tổng Thư ký VNBA cho biết.
Theo Tổng thư ký VNBA, hội thảo này sẽ góp phần tăng cường sự hiểu biết của các ngân hàng về ICAAP thông qua việc chia sẻ cách thức vận dụng ICAAP gắn với chiến lược kinh doanh và khung quản lý rủi ro của ngân hàng. Hội thảo cũng nhằm khuyến khích các ngân hàng xây dựng và áp dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro tốt hơn để theo dõi và quản lý rủi ro của ngân hàng mình thông qua việc tiếp thu các kinh nghiệm thực tiễn, thông lệ tốt, các thách thức và bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng ICAAP và quản lý rủi ro tích hợp./.
H.Y