【soi keo nhat】Dòng sông ly biệt

Khi nhìn thấy dì Tuyết và những đứa em cùng cha khác mẹ được sống sung túc,òngsônglybiệsoi keo nhat Y Bình rất giận cha. Với cô, cha là người đàn ông hung dữ và sẵn sàng bỏ mặc mẹ con cô.

Hai diễn viên Triệu Vy và Khấu Chấn Hải trong phim Tân dòng sông ly biệt. Ảnh:S.N.

Tôi đứng phắt dậy khỏi ghế, máu nóng xộc thẳng lên đầu, cơn uất hận gắng gượng kìm nén nãy giờ bỗng chốc nổ bùng. Tôi căm giận nhìn thẳng vào con người trước mặt, con người mà tôi vẫn gọi là cha! Lý trí đã bay biến khỏi tôi, tôi không còn có thể điều khiển cái lưỡi của mình được nữa.

“Con đến đây không phải là để ăn mày! Nuôi con là trách nhiệm của cha, nếu hồi xưa ở Cáp Nhĩ Tân, cha không lạm dụng quyền thế để ép mẹ phải lấy cha, thì đã không có hai kẻ đáng ghét này. Nếu cha không đẻ ra con, thì đúng là may mắn cho cả cha lẫn con đấy!”

Giọng tôi lớn đến mức chính tôi cũng giật mình, lời tôi ào ào tuôn ra khỏi miệng như thác đổ không thể nào chặn lại, ngay bản thân tôi cũng phải kinh ngạc, tôi mà lại có gan dám cãi lại cha tôi, một người xưa nay chưa ai dám trái ý bao giờ. Cha tôi bật người ngồi thẳng dậy, gỡ tẩu thuốc khỏi miệng, đặt xấp tiền trong tay xuống mặt bàn, đôi mắt sắc bén dường như toé lửa.

Ông nhìn chòng chọc vào mặt tôi. Ánh mắt ấy khiến tôi chợt nhớ tới biệt hiệu của ông, Báo Đen Lục Chấn Hoa. Phải, đây là một con báo, là đôi mắt của báo, là thần thái của báo! Hai hàng lông mày rậm rì của ông nhíu lại thành một khối giữa ấn đường, môi ông mím chặt, hơi thở bật ra phì phò qua hai lỗ mũi lớn. Ông nhìn tôi trừng trừng một hồi lâu, không nói năng gì.

Bàn tay khô đét nhưng vẫn rất mạnh mẽ của ông bám chặt tay vịn ghế, từng đường gân xanh nổi gồ trên mu bàn tay. Tôi biết tôi đã kích động cơn cuồng nộ trong ông, theo như kinh nghiệm trước giờ, tôi hiểu rõ sắp có chuyện gì xảy ra. Tôi đã chọc giận một con báo dữ!

"Ý của mày là gì?” Ông nhìn thẳng vào tôi, giọng nói trầm nặng đầy uy lực.

Tôi cảm thấy Như Bình đang giật khẽ vạt áo tôi, ra hiệu cho tôi mau nghĩ cách xoa dịu. Tôi nhìn thấy Mộng Bình hốt hoảng co mình trên ghế, kinh ngạc trợn mắt nhìn tôi. Tôi bắt đầu phát run, cha lại gầm lên một câu như sấm động:

“Nói! Ý của mày là gì?”

Tôi giật nảy mình. Đúng lúc đó, tôi chợt trông thấy dì Tuyết ngả người trên ghế sofa, trên mặt vẫn giữ nguyên cái cười ghê tởm đó. Nhĩ Kiệt ngồi trong lòng dì, miệng há hốc. Cơn phẫn nộ lại choán lấy tôi, tôi quên bẵng luôn sợ hãi, quên bẵng luôn người đang ngồi trước mặt mình từng là một thủ lĩnh quân phiệt giết người không chớp mắt, quên bẵng luôn những lời căn dặn của mẹ trước khi đi, quên bẵng hết thảy!

Chỉ cảm thấy một bầu uất ức căng trào trong lồng ngực cứ thế tuôn ra, tôi ngẩng cao đầu, bất chấp tất cả hét lên thật lớn:

“Con không có ý gì cả, chỉ tại con đầu thai nhầm chỗ mới làm con gái của Lục Chấn Hoa! Nếu con sinh vào một nhà khác thì đã không đến nỗi phải ngửa tay xin xỏ cha đẻ mình như một đứa ăn mày!

Đến cầm thú còn biết chăm nuôi con cái, còn con có cha mà như không! Cha, tình người của cha ở đâu? Cha ghét bỏ con đã đành, nhưng cha đã từng yêu mẹ cơ mà, đã từng nghĩ trăm phương nghìn kế để cướp lấy mẹ cơ mà, mà giờ cha không một chút...”

Cha đứng vụt dậy khỏi ghế, dọc tẩu lăn khỏi người rơi xuống đất. Ông nhìn trừng trừng vào tôi, trong đôi mắt báo rừng rực những tia lửa hung tàn, cơn cuồng nộ khiến mặt ông méo xệch đi trông thật khủng khiếp, gân xanh trên trán giật liên hồi. Ông tiến từng bước đến trước mặt tôi.

“Mày là cái thá gì? Mà dám nói năng kiểu đấy với tao?” Cha gầm lên, “Tao sống đến nay đã sáu mươi tám tuổi rồi, chưa một kẻ nào dám hỗn hào với tao như vậy! Nhĩ Kiệt, đi lấy sợi thừng lại đây!”

Tôi lùi lại một bước theo phản xạ, nhưng chiếc ghế đã chặn tôi lại, tôi đành đứng nguyên tại chỗ. Nhĩ Kiệt hứng khởi đến độ mắt lồi hẳn khỏi tròng, hăm hở chạy vụt đi ngay để tìm dây thừng. Tôi không biết cha định làm gì tôi, trói tôi lại hay siết chết tôi? Tôi bắt đầu hơi hoảng sợ. Như Bình vẫn ngồi trên ghế sofa, toàn thân run lên cầm cập, làm cái ghế cũng lạch cạch rung theo, báo hại tôi thấy chùn bước ít nhiều. Nhưng cơn uất hận đã khiến đầu óc tôi mụ mẫm và tôi cũng không còn kịp để trốn chạy nữa.

Quỳnh Dao/ Huy Hoàng Books & NXB Văn học

Bình luận