Thể thao

【valladolid đấu với ath. bilbao】“Ngày mùa vui thôn trang”

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Nhận Định Bóng Đá   来源:Cúp C2  查看:  评论:0
内容摘要:Là câu chuyện “đi hạ ruộng” của nông dân ở cánh đồng La Chữ ngoại ô Huế mùa gió Lào rát bỏng. Hạ ruộ valladolid đấu với ath. bilbao

Là câu chuyện “đi hạ ruộng” của nông dân ở cánh đồng La Chữ ngoại ô Huế mùa gió Lào rát bỏng. Hạ ruộng là lấy bớt đất của ruộng để những cánh đồng thấp xuống mà đón phù sa mùa lụt. Người nông dân phải đánh vật với nắng nóng và gió Lào để hạ từng miếng đất trên từng thửa ruộng như thế thì cây lúa mới tốt tươi. Ai không hạ ruộng thì ruộng cao thành gò đất bạc màu,àymùavuithôvalladolid đấu với ath. bilbao chuột bọ cắn phá.

Mỗi nơi mỗi khác, quê tôi không có chuyện “hạ ruộng” mà chỉ có cày cuốc ruộng là lật đất lên để phơi đất và diệt cỏ. Đến mùa cấy thì trâu cày thêm một lần nữa rồi bừa đất cho nhuyễn mà cấy lúa. Nhưng làm nông nơi mô cũng vất vả.

Đến ngày mùa, ngay từ tờ mờ sáng, xóm làng đã lao xao. Những bạn gặt í ới gọi nhau ăn vội chén cơm buổi sáng để kịp xuống bến theo đò qua ruộng Cồn gặt lúa. Ruộng Cồn là những cánh đồng bên kia sông rộng lớn và phì nhiêu trải dài dọc theo dòng Ô Lâu. Những cánh đồng đã được các bậc tiền nhân khai khẩn đặt tên từ thuở nào nghe gần gũi: Hói Mít, Hói Chu, Cồn Đùng, Cồn Nẩy, Hai Mươi Mậu, Ruộng Ôn Cổ Câu…

Ruộng Cồn đất giàu phù sa, ít phải chăm bón mà năng suất vẫn cao. Chỉ có điều đi làm ruộng Cồn phải qua đò. Vì thế ở đầu dòng Ô Lâu khi chảy qua làng mình quần tụ xóm Vạn đò vừa làm nghề đánh cá trên sông, vừa làm dịch vụ vận chuyển cho nông dân trong làng khi ngày mùa đến. Đi cắt lúa bên Cồn phải cơm đùm cá bới cho buổi ăn trưa của bạn gặt. Đò chạy đến bờ sông thì trời vừa sáng. Cắt một hồi là nghỉ tay ăn "nước lợ". Cắt thêm một hồi nữa là mặt trời đứng bóng cũng đến bữa ăn trưa. Cơm canh đã nguội nhưng ai cũng khen ngon có lẽ là do đói bụng. Hồi nhỏ tôi đã mấy lần theo ba mạ đi cắt lúa bên Cồn với nhiệm vụ đơn giản là đi ôm lúa dồn đống lại để ba và mấy bạn gặt bó lúa thành từng bó to rồi dùng đòn xóc nhọn hai đầu gánh đưa lên bờ chờ đò tới chở về bến.

Dòng Ô Lâu không rộng nên đến mùa gặt nhộn nhịp hẳn khi cả mấy chục chiếc đò đầy lúa vàng nối đuôi nhau từ các cánh đồng ruộng Cồn về bến. Tiếc là hồi nớ máy ảnh hiếm hoi quá, cảnh sắc ngày mùa trên sông đẹp như tranh vẽ đó chẳng ai ghi lại cả…

Lúa về tới bến lại phải vác từng bó lên, xóc và gánh về nhà. Những hột lúa vàng rơi rụng đầy trên đò, trên bãi, trên đường… Rứa mới có chuyện đi mót lúa, rồi có thêm loại “lúa đất” chính là những hột lúa rơi rụng khắp nơi.

Đến mùa gặt chỉ cần trời chuyển mát hay lắc rắc vài giọt mưa là nông dân đã lo canh cánh cái cảnh lúa gặt về phơi không được nắng, gạo sẽ xấu rồi rơm bị un đống lại bị thối hết. Bởi thế, đến mùa gặt trời càng nắng to nông dân càng mừng. Thế nên, cảnh ba tôi đánh trần tấm lưng đen sì (vì mặc áo thì nóng) mà cào lúa trước sân vào những buổi trưa nắng gắt cứ hiện về rất rõ trong tôi mỗi khi mùa gặt tới.

Tiếng loa ra rả hàng đêm danh sách những gia đình chưa mang lúa nhập kho cho hợp tác xã. Rồi cả o Chót nhà hàng xóm tranh thủ chú mạ ra đồng, tuồn mấy thúng lúa lui sau hè nhà bán cho mấy thím hàng xáo để kiếm thêm bộ đồ áo hoa mới, bị mấy đứa con nít nhìn thấy mà thành nhạc chế: “Chờ mong nhau như con chờ mạ. Chờ mong nhau như lúa… ngoài hè!”…

PHI TÂN

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap