【wap bongda】Chặn đứng gia cầm nhập lậu

Sau thực hiện tốt việc kiểm soát gia cầm theo Công điện khẩn ngày 31/7/2012 cuả Thủ tướng Chính phủ,ặnđứnggiacầmnhậplậwap bongda 2 tuần trở lại đây, tình trạng nhập lậu gia cầm, đặc biệt là gia cầm thải loại qua biên giới về các tỉnh phía Bắc đã giảm hơn 80%.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần cho biết, vào khoảng hơn 1tháng trước, giá gà nhập lậu từ biên giới chỉ khoảng 5.000 đồng/kg, sau khi về các chợ được bán với giá vài chục ngàn/kg, vì rẻ như vậy nên thương lái tìm mọi cách để “tuồn” hàng về nước khiến gà nội địa ế ẩm, tiêu thụ rất khó khăn.

Tuy nhiên, hiện nay giá gà trong nước bán ra tăng bình quân 10.000 – 20.000 đồng/kg. Trong đó gà ta từ 50.000 đồng/kg tăng lên 70.000 đồng/kg; gà đồi Bắc Giang cũng tăng từ 50.000 đồng/kg lên 60.000 đồng/kg.

Chi cục Thú y Hà Nội nhận định, đến nay, tình hình nhập lậu gà tại chợ Hà Vĩ đã cơ bản “tạm yên”. Ảnh: VGP/Mai Hương

Một trong những lý do khiến người tiêu dùng đã “quay lưng” với gà nhập lậu, giúp giá gà nội nhích lên đó chính là hiệu quả của công tác tuyên truyền một cách thiết thực. Ngoài việc giúp người dân nhận biết gà nội và gà nhập lậu (thịt đen, thịt dai…), việc tuyên truyền cũng chỉ rõ bản chất của gà nhập lậu là gà thải loại, đã qua thời gian nuôi từ 18 – 22 tháng, 7 – 8 lần tiêm vaccine, thậm chí có khả năng nhiễm các hoocmon tăng trưởng, khi ăn sẽ có hại cho sức khỏe.

Cùng với việc chặn đứng gia cầm thải loại nhập lậu, theo Cục Chăn nuôi (bộ NN&PTNT), lượng giống gia cầm lậu đã giảm hẳn. Trước đây, mỗi ngày có không dưới 200 nghìn con giống gà, vịt và ngỗng nhập lậu về khu vực huyện Phú Xuyên, Hà Nội tiêu thụ. Đến nay, tuy vẫn còn rải rác lượng giống gia cầm này nhưng cơ bản đã giảm 90% so với trước.

Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch cúm gia cầm ngày 21/8, đại diện Cục Quản lí thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, sau 2 tuần thực hiện công điện của Thủ tướng Chính phủ, lượng gia cầm nhập lậu tịch thu được rất lớn. Nhưng theo quy định hiện nay, gia cầm lậu bắt giữ được buộc phải tiêu hủy. Trong khi đó, việc tiêu hủy gia cầm hết sức tốn kém, đồng thời phải có sự phối hợp của rất nhiều cơ quan liên quan, trong đó đặc biệt phải có lực lượng thú y. Vì vậy, một số địa phương đang đề nghị cho phép cơ chế bán đấu giá đối với các lô gia cầm bắt được. Theo đó, gia cầm sau khi bị bắt giữ, nếu nuôi giữ hết thời gian quy định mà không phát hiện bị dịch bệnh thì đề nghị cho bán đấu giá, số tiền thu được sẽ trích một phần cho công tác của cơ quan chức năng.

Nguồn: chinhphu.vn