Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại,ếtoàncầuđốimặtvớirắcrốkèo nửa một là gì khu vực đồng tiền chung Châu Âu thì cũng “dậm chân tại chỗ”. Cùng lúc đó, kinh tế Nhật Bản suy thoái trong quý 2, Anh thì đối mặt với giảm phát tiền lương và kinh tế Mỹ phục hồi chậm chạp.
Trong một thế giới đang phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng địa chính trị - từ Ukraine, Iraq và Gaza đến sự bùng nổ của dịch bệnh Ebola ở Tây Phi, nền kinh tế toàn cầu đôi khi không thu hút được nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên, thực tế là những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào rắc rối đang ngày càng trở nên rõ rệt hơn.
Rất nhiều nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu đã muốn chấm dứt chính sách tiền tệ siêu nới lỏng đã được áp dụng để kéo nền kinh tế thoái khỏi cuộc khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, những diễn tiến kinh tế dường như cho thấy chưa phải lúc để nói chia tay với chính sách tiền tệ nới lỏng.
Sự trì trệ của nền kinh tế đã khiến cho các ngân hàng trung ương phải cân nhắc lùi thời điểm bắt đầu bình thường hóa chính sách tiền tệ. Trên thực tế, ở rất nhiều nền kinh tế, các ngân hàng trung ương thậm chí đang có xu hướng sẽ tiếp tục nới lỏng hơn là thu hẹp chính sách tiền tệ.
Trung Quốc là một ví dụ. Số liệu tháng 7 cho thấy, dòng tiền vào nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này sụt giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 6 năm qua. Thị trường bất động sản, chiếm 15% của nền kinh tế, cũng đang suy yếu dần. Các số liệu trên cho thấy khả năng chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục được nới lỏng ở Trung quốc mặc dù nhìn chung các dự báo đều cho thấy nền kinh tế này đang trên đà đạt mục tiêu đặt ra cho cả năm.
“Lượng tiền vào nền kinh tế sụt giảm sẽ gây hại cho tăng trưởng kinh tế,” Chen Dongqui, Phó giám đốc Học viện nghiên cứu Kinh tế vĩ mô cho biết. Cánh cửa cắt giảm lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã được mở ra.
Cũng không khá khẩm hơn, khu vực đồng tiền chung Châu Âu, hiện cũng đang rơi vào trì trệ đặt ra vấn đề là Ngân hàng Trung ương có nên mở rộng mua trái phiếu chính phủ trong chương trình nới lỏng định lượng hay không.
Ngân hàng trung ương đã bơm hơn 1.000 tỷ euro vào nền kinh tế và có thể sẽ tiếp tục rót thêm 1 lượng tiền tương đương nếu cần thiết.
Thực tế là trong 18 nước thành viên trong khối, không có quốc gia nào báo cáo kinh tế tăng trưởng trong quý 2. Trong khi đó, lạm phát ở mức thấp với nguy cơ giảm phát đang đe dọa
Jacob Funk Kirkegaar, Nhà nghiên cứu từ Viện Kinh tế Quốc tế Petersen cho rằng, vấn đề mà các ngân hàng trung ương đang đối mặt chính là sự thiếu cân bằng giữa các trụ cột của tăng trưởng kinh tế và sự thiếu hợp tác giữa các nền kinh tế.
Thêm vào đó, những ảnh hưởng trong dài hạn tự sự trừng phạt của Nga, gián đoạn việc cung cấp dầu ở Trung Đông và các áp lực địa chính trị khác có thể làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Rất nhiều nhà hoạch định chính sách, trong đó có cả Chủ tịch của Ngân hàng trung ương Châu Âu Draghi, cho rằng rất nhiều điều xảy ra nằm ngoài tầm kiểm soát.
Draghi đã từng nói rằng, rủi ro địa chính trị tăng cao, cũng như sự phát triển của các nền kinh tế thị trường mới nổi và thị trường tài chính toàn cầu, có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến các điều kiệu kinh tế, thông qua những tác động đến giá năng lượng và nhu cầu đối với các sản phẩm của khu vực đồng tiền chung Châu Âu./.
Mai Linh (theo Reuters/CNBC)