【bxh sẻia】Doanh nghiệp dệt may đầu tư cho chiều sâu

doanh nghiep det may dau tu cho chieu sau

Sản xuất hàng dệt may xuất khẩu tại Công ty May Sài Gòn. Ảnh: N.Huế.

Theệpdệtmayđầutưchochiềusâbxh sẻiao ông Nguyễn Ân, Tổng giám đốc Công ty CP sản xuất thương mại may Sài Gòn, với việc đầu tư máy móc, thiết bị, tăng năng lực sản xuất, kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất, tăng năng suất lao động nên doanh thu thuần trong quý II-2016 của công ty đã tăng 12% so với quý II-2015, đạt trên 408 tỷ đồng. Kéo theo đó, lợi nhuận sau thuế cũng tăng 21%, đạt xấp xỉ 40 tỷ đồng. Trong quý II-2016, Công ty CP Mirae cũng đẩy mạnh công tác marketing, tìm kiếm được nhiều khách hàng mới, giúp doanh thu thuần trong kỳ tăng gần 20%, đạt 149 tỷ đồng. Kéo theo đó, lợi nhuận sau thuế cũng tăng 126%, đạt 9,4 tỷ đồng.

Trong quý II-2016, Công ty CP Đầu tư và thương mại TNG lãi ròng 26,5 tỷ đồng, tăng 15% so với quý II-2015. Theo Chủ tịch TNG Nguyễn Văn Thời, doanh thu quý II-2016 giảm nhẹ 0,4% so với quý II-2015 do thay đổi cơ cấu hàng FOB và hàng gia công. Tuy nhiên, lũy kế 6 tháng đầu năm 2016, doanh thu vẫn tăng trưởng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Được biết, tình hình đơn hàng của TNG khá tích cực với khoảng 81 triệu USD đã được ký kết cho năm 2016. Trong khi đó, hiện công ty chưa khai thác hết công suất của các dự án mới đưa vào hoạt động, bao gồm dự án nhà máy TNG Đại Từ, dự án Trung tâm thiết kế thời trang TNG. Do đó, kết quả kinh doanh thời gian tới được dự báo sẽ được cải thiện hơn nữa.

Tuy nhiên, từ đầu tháng 3-2016, giá bông đã tăng trở lại do lượng cung lần đầu tiên thấp hơn cầu kể từ vụ 2009/2010. Xu hướng này đã ảnh hưởng lớn đến giá đầu vào của nhiều DN. Cụ thể, tại Công ty CP Sợi Thế Kỷ, dù doanh thu thuần quý II-2016 tăng 28% so với cùng kỳ năm trước, nhưng giá vốn hàng bán lại tăng tới gần 40% nên lợi nhuận gộp còn lại chỉ 55,6 tỷ đồng, giảm trên 15% so với cùng kỳ năm 2015. Nhờ chi phí tài chính giảm mạnh còn 1/3 so với quý II-2015 nên lãi ròng trong kỳ của công ty được duy trì ở mức tương đương so với quý II-2015, đạt 29 tỷ đồng. Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2016, Hội đồng quản trị Sợi Thế Kỷ đã chia sẻ kế hoạch phát triển các sản phẩm mới như sợi tái chế, sợi màu, sợi đặc chủng… với kỳ vọng sẽ giúp mang về mức lợi nhuận cao hơn trong thời gian tới.

Sau khi niêm yết trên Upcom từ tháng 3-2016, Tổng công ty CP may Việt Tiến trở thành DN Dệt may lớn nhất trên sàn này về vốn hóa và doanh thu. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Tiến là Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU. Theo các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC), với 75% doanh thu thuần từ FOB, Việt Tiến có thể hưởng biên lợi nhuận gộp tốt hơn nhờ chủ động tìm kiếm nguyên vật liệu. Bên cạnh đó, Việt Tiến còn sử dụng các nhà cung ứng nguyên vật liệu sợi, vải trong nước, chẳng hạn cung ứng từ Vinatex, thỏa mãn nguyên tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” của TPP. Trong quý II-2016, doanh thu thuần của Việt Tiến đạt 2.000 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2015. Tuy nhiên giá vốn hàng bán cũng tăng mạnh từ 1.485 tỷ đồng trong quý II-2015 lên 1.786 tỷ đồng. Các chi phí cũng tăng mạnh khiến lợi nhuận trong kỳ giảm nhẹ gần 2%, đạt 111 tỷ đồng.

Công ty CP dệt may – đầu tư – thương mại Thành Công (TCM) là DN niêm yết duy nhất có chuỗi sản xuất khép kín đáp ứng được nguyên tắc xuất xứ từ sợi trở đi của TPP. Đưa vào hoạt động 16/26 chuyền may tại nhà máy may tại Vĩnh Long từ 7-2015 và thêm 10 chuyền may trong 2016 giúp TCM tăng 64% năng lực sản xuất lên 24,6 triệu sản phẩm/năm. Mặc dù nhà máy vẫn tiếp tục báo lỗ trong những tháng đầu 2016, TCM kỳ vọng nhà máy sẽ bắt đầu có lãi từ tháng 9-2016 nhờ gia tăng đơn hàng và năng suất lao động. Mảng sợi, chiếm khoảng 40% doanh thu thuần, có thể được cải thiện trong 2 quý còn lại của năm khi mà giá bông có xu hướng tăng từ tháng 3-2016 và được dự báo sẽ tiếp tục tăng do lo ngại về thiếu hụt sản sản lượng trong vụ 2016-2017. Theo Tổng giám đốc TCM Kim Dong Ju, trong quý II-2016, tỷ lệ giá vốn trên doanh thu là 87,47%, cao hơn 5% so với quý II-2015. Đồng thời, chi phí lãi vay cũng tăng 55% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả, lãi ròng của TCM giảm mạnh 47% so với quý II-2015, chỉ đạt gần 28 tỷ đồng.

Với thị phần dẫn đầu trong mảng chăn – ga – gối – đệm (26%) và bông tấm (29%), 80 – 90% doanh thu thuần của Công ty CP Everpia đến từ các khách hàng thường xuyên giúp công ty có kết quả kinh doanh tương đối ổn định. Doanh thu quý II-2016 của Everpia tăng 5% so với cùng kỳ năm 2015. Theo Tổng giám đốc Công ty CP Everpia Lee Jae Eun, doanh thu tăng là nhờ công ty đã tiến hành giới thiệu, khuyến mãi và nhận đơn hàng cho bộ sưu tập mới sớm hơn 1 tháng so với thông lệ. Đồng thời, doanh thu từ các đơn hàng khách sạn, doanh nghiệp tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do thực hiện các chương trình khuyến mãi, chính sách hỗ trợ hệ thống đại lý trong việc sửa chữa nâng cấp biển bảng nội thất, các chính sách dự phòng… khiến cho chi phí của quý II-2016 tăng dẫn tới lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 18% so với 6 tháng đầu năm 2015.

Theo báo cáo của BSC, thông thường, từ tháng 6 đến tháng 9 là những tháng cao điểm của xuất khẩu dệt may với phần lớn giá trị và các đơn hàng tập trung vào những tháng này. Vì vậy giá trị xuất khẩu và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ có những chuyển biến tích cực hơn trong quý III. Tuy nhiên, cùng với việc giá bông dự báo sẽ tiếp tục tăng giá trong quý III-2016, dệt may được đánh giá là một trong những ngành chịu ảnh hưởng tiêu cực từ "Brexit". Bởi châu Âu là thị trường xuất khẩu dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam. Tuy nhiên, khi "Brexit" xảy ra, đồng bảng Anh và đồng EUR sẽ mất giá khiến giá bán các sản phẩm của Việt Nam vào thị trường này cao hơn tương đối, giảm khả năng cạnh tranh. Đồng thời, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU sẽ không còn hiệu lực với Anh, và Việt Nam sẽ cần thời gian đàm phán riêng với quốc gia này. Do đó, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may nhiều khả năng sẽ bị ảnh hưởng.