【kết quả thi đấu cúp c1】Tập trung hoàn thiện cơ sở pháp lý
Ảnh minh họa |
Xin ông cho biết,ậptrunghoànthiệncơsởpháplýkết quả thi đấu cúp c1 tình hình triển khai VWEM trong 6 tháng đầu năm 2016?
VWEM sẽ được tiến hành theo 3 bước, gồm: Năm 2016, thực hiện thí điểm bước 1 (mô phỏng trên giấy, không thanh toán thực); năm 2017 - 2018 thí điểm bước 2 trên thực tế và bước 3 là thực hiện thị trường hoàn chỉnh từ năm 2019.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, Cục Điều tiết điện lực (ĐTĐL) đã tích cực thực hiện kế hoạch triển khai thực hiện VWEM đã được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định 8266/QĐ-BCT ngày 10/8/2015. Trong đó, có việc triển khai xây dựng quy định vận hành VWEM, mở lớp tập huấn về hợp đồng mua bán điện và thanh toán trên thị trường; đồng thời giao cho các tổng công ty điện lực một số hợp đồng mua bán điện để họ từng bước làm quen với các giao dịch mua và bán điện ở trên thị trường VWEM.
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực |
Đối với thị trường phát điện cạnh tranh, dù đã thực hiện được gần 4 năm nhưng vẫn còn một số tồn tại như: Vấn đề phân bổ sản lượng điện hợp đồng, xác định mức nước giới hạn các hồ thủy điện, kiểm tra và thực hiện các khoản thanh toán ngoài thị trường... Đặc biệt, từ đầu năm đến nay, những khó khăn về thời tiết, khô hạn nặng, đã ảnh hưởng không nhỏ tới các nhà máy thủy điện khi tham gia vào thị trường. Nhiều nhà máy phát điện khu vực miền Trung và miền Nam đã bị đưa ra khỏi thị trường điện để thực hiện nhiệm vụ điều tiết nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt vùng hạ du theo quy trình vận hành liên hồ chứa thủy điện.
Trước những khó khăn trên, ngay từ đầu năm 2016, định kỳ hàng tháng, Bộ Công Thương đã tổ chức các cuộc họp giao ban với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0), Công ty Mua bán điện, các công ty phát điện (Genco) nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc tồn tại phát sinh trong vận hành thị trường điện, đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định và hiệu quả cho phát triển kinh tế cũng như đời sống của nhân dân.
Triển khai thị trường phát điện và bán buôn điện cạnh tranh gặp những khó khăn gì, thưa ông?.
Khó khăn lớn nhất hiện nay là phải xây dựng được cơ sở pháp lý đầy đủ cho vận hành VWEM. Về điều này, hiện chúng tôi đang triển khai xây dựng quy định và các quy trình vận hành thị trường điện để bảo đảm hành lang pháp lý.
Thứ hai, chúng ta cũng phải triển khai đồng bộ cơ sở hạ tầng cho các đơn vị trên thị trường như A0, các Genco, các tổng công ty điện lực... và tương lai là các khách hàng lớn.
Thứ ba, phải xây dựng được đội ngũ cán bộ có trình độ, kiến thức về thị trường điện, đặc biệt là thị trường bán buôn có thay đổi lớn so với thị trường phát điện cạnh tranh.
Thời gian qua, cục đã phối hợp với tư vấn quốc tế đề án xây dựng quy định về thị trường bán buôn điện cạnh tranh, tổ chức nhiều hội thảo lấy ý kiến rộng rãi, công khai; thành lập tổ công tác xây dựng Thông tư quy định chính thức về vận hành VWEM ở Việt Nam. Dự kiến, từ tháng 7/2016 đến tháng 6/2017, Cục ĐTĐL sẽ hoàn thành Quy định vận hành thị trường cạnh tranh bán buôn Việt Nam để trình Bộ Công Thương ban hành.
Nhiều chuyên gia khuyến nghị, để bảo đảm phát triển thị trường điện nói chung và bán buôn điện nói riêng thì phải đẩy mạnh tái cơ cấu ngành điện... Quan điểm của ông như thế nào về vấn đề này?
Vấn đề tái cơ cấu ngành điện là yêu cầu quan trọng để triển khai VWEM cũng như các bước tiếp theo của thị trường điện. Thời gian qua, Bộ Công Thương đã tiến hành xây dựng, nghiên cứu, cân nhắc các phương án để hoàn chỉnh phương án tái cơ cấu ngành điện phục vụ thị trường bán buôn cạnh tranh với mục đích vừa vận hành thị trường điện hiệu quả nhưng lại vừa bảo đảm cho sự phát triển của ngành điện ổn định, bền vững, lâu dài, đáp ứng mục tiêu cao nhất là cấp điện đủ phục vụ sản xuất phát triển kinh tế - xã hội. Hiện, đề án đang được Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Tôi tin tưởng, khi đề án được phê duyệt thì sẽ tạo điều kiện cần thiết để chúng ta triển khai thị trường điện thành công trong thời gian tới.
Xin cảm ơn ông!