【montpellier đấu với lyon】Bố trí 9.653 tỷ đồng bù giá trong bao tiêu sản phẩm của Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Phiên họp chiều 10/11 của Quốc hội.

TheốtrítỷđồngbùgiátrongbaotiêusảnphẩmcủaLọchóadầuNghiSơmontpellier đấu với lyono Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), việc phải bù giá trong bao tiêu sản phẩm của Dự ánlọc hóa dầu Nghi Sơn là vấn đề đã phát sinh trong nhiều năm qua, đến nay cần phải xử lý để không vi phạm cam kết của Việt Nam.

Đây là vấn đề được Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách Lê Quang Mạnh đề cập khi báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024, chiều 10/11.

Theo đó, quá trình thảo luận, một số ý kiến đề nghị báo cáo rõ về khoản phân bổ để thanh toán tiền bù giá trong bao tiêu sản phẩm của Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Ông Mạnh cho biết, năm 2023, Quốc hội chưa quyết định phân bổ dự toán khoản 8.247 tỷ đồng để thanh toán tiền bù giá trong bao tiêu sản phẩm của Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn và đề nghị Chính phủ rà soát, tính toán theo quy định tại Nghị quyết 42, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.

Tuy nhiên, đến nay Chính phủ vẫn chưa có Tờ trình chính thức trình Quốc hội xem xét, quyết định. Do vậy, đến nay vẫn chưa phân bổ được khoản kinh phí trên.

Năm 2024, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, bố trí 9.653 tỷ đồng cho nhiệm vụ này. UBTVQH cho rằng, Chính phủ cần khẩn trương trình Quốc hội xem xét, quyết định bố trí để thanh toán tiền bù giá trong bao tiêu sản phẩm của Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn trong năm 2023.

Đối với đề xuất bố trí 9.653 tỷ đồng trong năm 2024, UBTVQH cho rằng, việc phải bù giá trong bao tiêu sản phẩm của Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn là vấn đề đã phát sinh trong nhiều năm qua, đến nay cần phải xử lý để không vi phạm cam kết của Việt Nam.

Do vậy, để bảo đảm nguồn lực xử lý vấn đề phát sinh do thực hiện cam kết của Việt Nam, UBTVQH xin Quốc hội đề nghị dành nguồn 9.653 tỷ đồng trong dự toán NSTW năm 2024 để thực hiện bù giá trong bao tiêu sản phẩm của Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn trên cơ sở Chính phủ xác định chính xác số liệu, đồng thời số liệu phải được kiểm toán do Kiểm toán nhà nước thực hiện tương tự như quy định Quốc hội đã cho phép trong năm 2023. 

Ngoài ra, cũng có ý kiến đề nghị không giao Chính phủ phân bổ các khoản chưa đủ điều kiện phân bổ của NSTW, kể cả kinh phí cải cách tiền lương để bảo đảm đúng quy định của Luật NSNN và thẩm quyền của Quốc hội, không tạo ra một khoản kinh phí như khoản dự phòng thứ hai của NSTW.

Một số ý kiến đề nghị Quốc hội giao cho UBTVQH xem xét, quyết định phương án phân bổ cụ thể, bổ sung dự toán trong năm đối với nguồn lực chưa phân bổ cho một số nhiệm vụ thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên. Có ý kiến đề nghị trường hợp dự kiến các khoản phát sinh trong năm lớn, đề nghị nghiên cứu tăng dự phòng NSTW năm 2024 để tạo nguồn xử lý các nhiệm vụ cần thiết.

UBTVQH cho biết, tại Tờ trình của Chính phủ về phân bổ NSTW năm 2024, Chính phủ trình Quốc hội bố trí dự toán 43.281,077 tỷ đồng đối với những khoản chưa có phương án phân bổ chi tiết. Theo báo cáo của Chính phủ, việc Chính phủ trình Quốc hội bố trí dự toán trên cơ sở dự kiến nhu cầu chính sách cụ thể theo đề xuất của các Bộ, địa phương và do việc thực hiện chính sách của từng địa phương có đặc thù khác nhau, không ổn định qua các năm, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan để thực hiện các nhiệm vụ được giao nên chưa đủ cơ sở phân bổ ngay từ đầu năm.

Trong tổ chức điều hành, căn cứ vào báo cáo kết quả thực hiện từng chính sách, chế độ an sinh xã hội của các địa phương, Chính phủ hỗ trợ từ NSTW cho NSĐP theo quy định tại Quyết định số 127/QĐ-TTg và trong phạm vi dự toán được giao, đảm bảo không trùng lắp về nguồn kinh phí.

Trên cơ sở tổng hợp số liệu từ các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương, việc chi hỗ trợ các địa phương để thực hiện chế độ, chính sách mới và thực hiện các nhiệm vụ khác của NSTW đã được Chính phủ dự toán chi sự nghiệp tương ứng của NSTW ngoài nguồn dự phòng NSTW. Vì vậy, Chính phủ trình Quốc hội bố trí dự toán đầu năm chưa phân bổ, đồng thời giao Chính phủ trong năm rà soát hỗ trợ các địa phương thực hiện các chế độ, chính sách, nhiệm vụ theo quy định.

Để bảo đảm nguồn lực thực hiện các chính sách, vấn đề chưa thể dự toán ngay từ đầu năm, UBTVQH xin Quốc hội cho phép bố trí dự toán cho những nhiệm vụ chưa phân bổ và giao Chính phủ rà soát, khẩn trương hoàn thiện thủ tục, điều kiện phân bổ theo đúng quy định các khoản chi của NSTW chưa phân bổ cho các Bộ, ngành, địa phương, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định, trường hợp cấp bách, trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội, trình UBTVQH xem xét, quyết định, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất, tương tự như năm 2023.

Đối với ý kiến đề nghị trường hợp dự kiến các khoản phát sinh trong năm lớn, đề nghị nghiên cứu tăng dự phòng NSTW năm 2024 để tạo nguồn xử lý các nhiệm vụ cần thiết, UBTVQH thấy rằng, theo quy định của Luật NSNN, mức bố trí tối đa dự phòng NSTW khoảng 49.023 tỷ đồng.

Hiện nay, Chính phủ đang trình Quốc hội xem xét, quyết định bố trí dự phòng NSTW 34.900 tỷ đồng. Như vậy, nếu đưa thêm khoản 43.281,077 tỷ đồng vào dự phòng NSTW sẽ vượt mức tối đa theo quy định của Luật NSNN. Do vậy, để bảo đảm công khai, minh bạch, phù hợp với thực tiễn và quy định pháp luật, UBTVQH xin Quốc hội cho phép không đưa các khoản này vào dự phòng NSTW.

Nghị quyết Về phân bổ ngân sách trung ương năm 2024 đã được 89.88% các vị đại biểu nhấn nút tán thành với tổng số thu ngân sách trung ương là 852.682 tỷ đồng Tổng số chi ngân sách trung ương là 1.225.582 tỷ đồng trong đó dự toán 426.266 tỷ đồng để bổ sung cân đối ngân sách (đã bao gồm khoản bổ sung cân đối tăng 2% so với dự toán ngân sách nhà nước năm 2023), bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương (đã bao gồm khoản bổ sung có mục tiêu cho một số địa phương để đảm bảo mặt bằng dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2024 không thấp hơn dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2023).