Đề nghị tháo gỡ vướng mắc về thuế,ẩntrươngtháogỡkhókhănvềcơchếtàichínhđốivớicáccơquanbáochínhận định nhật tài chính cho cơ quan báo chí Hà Nội: Nhiều cơ quan báo chí đã tích cực đổi mới, tiếp cận công nghệ làm báo hiện đại Báo chí cần tiếp tục phản ánh sâu sắc, sinh động hơi thở, nhịp đập của cuộc sống |
Phát biểu thảo luận tại hội trường Quốc hội về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước mới đây, đại biểu Quốc hội Trần Thị Thanh Hương - đoàn An Giang đã đề nghị cần khẩn trương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế tài chính đối với các cơ quan báo chí.
Đại biểu Trần Thị Thanh Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang |
Đại biểu đoàn An Giang cho biết, theo Báo cáo số 2418 ngày 7/5/2024 của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục thẩm tra kết quả phát triển kinh tế - xã hội cho thấy, thời gian qua Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo quyết liệt, quan tâm tháo gỡ khó khăn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các lĩnh vực báo chí, xuất bản, thông tin truyền thông.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các quy định liên quan đến định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở xây dựng đơn giá để thực hiện đặt hàng đấu thầu trong lĩnh vực báo chí vẫn còn nhiều vướng mắc.
Hiện, Bộ Thông tin và Truyền thông đang triển khai lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực báo chí thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông.
"Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, truyền thông xã hội trên các nền tảng số xuyên quốc gia đã đặt ra nhiều thách thức và khiến cho doanh thu của các cơ quan báo chí ngày càng sụt giảm"- đại biểu Trần Thị Thanh Hương nhấn mạnh.
Trong khi đó, kinh phí sản xuất ngày càng tăng trên tất cả các lĩnh vực, từ thù lao chi trả cho nhân lực, tổ chức sản xuất đến chi phí bản quyền, nhưng định mức tối đa chưa bắt kịp với tình hình thực tế khiến cho hoạt động của các cơ quan báo chí đã khó khăn nay còn khó khăn hơn.
Xuất phát từ tình hình thực tế, đại biểu kiến nghị Chính phủ tăng cường chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện để ban hành sớm ngày nào tốt ngày đó các thông tư quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực báo chí, đảm bảo tính đúng, tính đủ, đồng thời sửa đổi quy định về cơ chế đặt hàng, đấu thầu, cung cấp dịch vụ sự nghiệp công từ nguồn ngân sách nhà nước đối với các cơ quan báo chí, bên cạnh đó có lộ trình sửa đổi các quy định về thuế, phí, lệ phí, chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí phù hợp với đặc thù hoạt động của từng loại báo chí và xu thế phát triển kinh tế báo chí trong giai đoạn hiện nay.
"Đây là một yêu cầu cấp thiết đặt ra và các cơ quan báo chí đang từng ngày, từng giờ mong mỏi việc hoàn thiện các cơ chế tài chính để tạo điều kiện cho báo chí Việt Nam ngày càng phát triển, phù hợp với xu hướng truyền thông hiện đại, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội" - đại biểu nêu.