Để thu hút và giữ chân tài xế, khách hàng, các ứng dụng gọi xe đổ tiền vào những chiến dịch khuyến mãi cho khách và tiền thưởng cho tài xế. Các tài xế công nghệ không chỉ “kiếm tiền” từ các cuốc xe, rất nhiều tài xế cày tiền thưởng từ các ứng dụng và coi đây là một trong những nguồn thu chính.
Nhiều tài xế phản ứng khi các ứng dụng gọi xe thay đổi các chính sách liên quan đến chiết khấu hay điểm thưởng khi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến “túi tiền” của họ.
Grab
Kể từ khi Uber rút khỏi thị trường Việt Nam, Grablà ứng dụng có nhiều dịch vụ và cũng thu hút lượng tài xế đông đảo nhất hiện nay. Ứng dụng này đã phải đối mặt với nhiều cuộc đình công của các tài xế GrabBike và GrabCar mỗi khi thay đổi chính sách về chiết khấu và thưởng chuyến.
Là ứng dụng số 1 tại Việt Nam hiện giờ, Grab liên tục phải đối mặt với các cuộc đình công của tài xế khi chính sách thay đổi kể từ 2017 đến nay. Lý do của hầu hết các cuộc đình công đều bắt nguồn từ việc thay đổi chính sách tiền thưởng và mức thu chiết khấu đối với các đối tác.
Cuộc đình công có quy mô lớn ở cả 2 miền Nam, Bắc diễn ra ngay đầu năm 2018 khi Grab thông báo tăng chiết khấu sử dụng dịch vụ đối với cả dịch vụ ô tô và xe máy. Một cuộc đình công, tắt ứng dụng để phản đối việc tăng chiết khấu cũng như yêu cầu Grab phải có những chính sách hỗ trợ tài xếđã diễn ra rộng khắp.
Đến giữa năm 2019, nhiều tài xế GrabBike lại tụ tập tại văn phòng Grab (TP HCM) để phản đối việc Grab tăng mức phí sử dụng ứng dụng (thực chất là thu hộ thuế). Ngay sau đó, Grab đã ngừng thu hộ thuế thu nhập cá nhân đối với các tài xế chạy ứng dụng.
GoViet
Giữa tháng 7/2019, hàng trăm tài xế GoVietkêu gọi tắt ứng dụng và kéo đến trụ sở công ty tại TP HCM đình công để phản đối chính sách thưởng mới của GoViet khi cho rằng chính sách này quá khắt khe.
Trong cách tính điểm thưởng mới áp dụng từ ngày 18/7, thu nhập của tài xế tăng lên nhưng họ phải chạy nhiều cuốc hơn so với trước. Nhiều tài xế cho rằng không thể nào chạy được mức như GoViet mới đề ra.
Đến cuối tháng 11/2019, GoVietcũng phải đối mặt với cuộc đình công của tài xế tại trụ sở Hà Nội với nguyên nhân tương tự về chính sách điểm thưởng khắt khe đối với các tài xế.
Be
Ứng dụng be cũng từng đối mặt với một cuộc đình công của đông đảo tài xế GrabBike vào cuối năm 2019. Nguyên nhân cũng xuất phát từ việc thay đổi chính sách điểm thưởng, thuế VAT và thu hộ thuế thu nhập cá nhân.
Cũng như các ứng dụng khác, thu nhập của tài xế Bedựa vào doanh thu thuần và tiền từ điểm thưởng. Gia nhập thị trường sau, chính sách điểm thưởng của be được coi là "rộng rãi" hơn so với hai đối thủ nói trên để thu hút tài xế.
Việc điều chỉnh chính sách thưởng của be khiến nhiều tài xế tỏ ra bức xúc. Trên một diễn đàn của cộng đồng beBike Hà Nội, nhiều tài xế beBike đã kêu gọi đồng nghiệp tắt ứng dụng và tập trung tại trụ sở tiếp đối tác của be để phản đối chính sách mới.
Theo đó, các tài xế đưa ra yêu cầu phía be xem lại chính sách chiết khấu, thuế và đặc biệt là chính sách thưởng mới được xem là “hà khắc” đối với tài xế khi hầu hết các đối tác tài xế không thể thực hiện được để có điểm thưởng.
Phản hồi về cuộc đình công của tài xế, phía be cho hay ứng dụng này đang đăng ky mô hình vận tải thực hiện đúng, đủ các nghĩa vụ pháp lý về thuế, luật…Đồng thời, các thay đổi đề ra đều được tính toán kỹ lưỡng dựa trên số liệu, thuật toán, phân tích khách quan nhằm đảm bảo thu nhập ổn định cho cộng đồng tài xế và mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
Now
Ngày 12/8, hàng trăm shipper Nowđã tập trung trước trụ sở công ty tại Hà Nội với nhiều băng rôn phản đối chính sách mới. Các tài xế cho biết chính sách thưởng mới của Now quá khắt khe và muốn công ty cân nhắc lại chính sách hiện tại.
Theo đó để đạt được mức điểm thưởng cần thiết, Now yêu cầu các shipper phải chạy 30 ngày và mỗi ngày khoảng 29 đơn hàng. Các tài xế cho biết đây là mốc điểm không thể đạt được và yêu cầu nền tảng này xem lại chính sách của mình và đối xử với tài xế như đối tác.
Sau vụ việc, nền tảng giao đồ ăn trực tuyến Now đã có những thông tin phản hồi đầu tiên cho cộng đồng tài xế và truyền thông. Theo đó, Now cho hay chính sách mới có mục tiêu tăng cường tính cạnh tranh trên thị trường và cải thiện chất lượng dịch vụ đối với người dùng.
Đồng thời phía Now khẳng định: “Việc thay đổi cơ cấu thưởng mới này hoàn toàn nằm trong lộ trình điều chỉnh chính sách hoạt động kinh doanh và cân đối cơ cấu tài chính nói chung của công ty”.
Chính sách mới đã được Now công bố từ ngày 28/6, áp dụng tại TP HCM từ ngày 29/7 và Hà Nội từ 12/8. Now cũng cho hay chính sách này đã được truyền thông đến từng đối tác. Tuy vậy, một số anh em đối tác nhóm tài xế có thể vẫn còn nhiều thắc mắc cần trao đổi liên quan đến chương trình, dẫn đến sự việc ngày 12/8.
Phía Now cũng khẳng định đã cử đại diện làm việc với một bộ phận đội ngũ tài xế chưa hài lòng với chính sách mới để tìm giải pháp. “Dĩ nhiên việc trao đổi và giúp cho các đối tác hiểu được vấn đề cốt lõi của sự thay đổi chính sách này sẽ cần có rất nhiều thời gian, do vậy khó tránh được đã khiến một vài anh chị em tài xế tỏ ra khá bức xúc”, thông tin từ Now nhấn mạnh.
Ngoài ra, một đại diện nền tảng giao đồ ăn này cho biết đang tiến hành đối thoại với đại diện nhóm các đối tác tài xế bức xúc để tìm hiểu nguyên nhân và giải thích kỹ lại chính sách mới của Now.