Empire777

Quý II "bết bát", xuất khẩu trông đợi nửa cuối nămFTA thế hệ mới - hy vọng lớn cho xuất khẩu 2020Bộ kq fa

【kq fa】Bộ Công Thương làm gì để gỡ khó cho sản xuất, xuất khẩu?

bo cong thuong se lam gi de go kho cho san xuat xuat khauQuý II "bết bát", xuất khẩu trông đợi nửa cuối năm
bo cong thuong se lam gi de go kho cho san xuat xuat khauFTA thế hệ mới - hy vọng lớn cho xuất khẩu 2020
bo cong thuong se lam gi de go kho cho san xuat xuat khau
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh phát biểu tại Hội nghị trực tuyến sáng 9/5

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, trọng tâm quan trọng đầu tiên là phải rà soát, đánh giá và bám sát thực tiễn của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực đặc thù để xác định rõ thách thức, áp lực, yêu cầu nhằm tiếp tục tồn tại vượt qua khó khăn.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chủ động phối hợp các bộ, ngành và các hiệp hội ngành hàng, cộng đồng doanh nghiệp để rà soát đánh giá thực trạng, cũng như khả năng thẩm thấu các gói hỗ trợ và các chính sách, cơ chế của Chính phủ để đánh giá mức độ, yêu cầu và hiệu quả của điều hành Chính phủ trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hỗ trợ cụ thể hơn cho doanh nghiệp theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đẩy nhanh và quyết liệt hơn nữa cắt giảm điều kiện kinh doanh, hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong cơ hội tiếp cận thị trường cũng như hoạt động đầu tư sản xuất.

Đặc biệt, các dịch vụ công trực tuyến sẽ tiếp tục được đưa lên cấp độ 3 và cấp độ 4 ngay trong năm 2020. Việc cắt giảm điều kiện kinh doanh trong giai đoạn sau của Bộ Công Thương cũng sẽ tiếp tục được thực hiện ngay trong năm 2020, hay Chính phủ điện tử, cấp C/O điện tử cũng như các thủ tục khác để hỗ trợ, minh bạch hóa và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cũng sẽ được hỗ trợ ngay.

Cho rằng thời gian tới cần đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, coi đây là nền tảng quan trọng để tạo thuận lợi, hỗ trợ cho phát triển kinh tế năm 2020, “tư lệnh” ngành Công Thương nhấn mạnh, ở góc độ này, có một số nhiệm vụ cần triển khai là: Khơi thông thị trường thông qua thương mại điện tử và hạ tầng thương mại.

bo cong thuong se lam gi de go kho cho san xuat xuat khau
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, tập trung khai thác thị trường ngoài nước là nội dung được quan tâm trọng điểm trong nửa cuối năm 2020. Ảnh: Ngọc Linh

Ngoài ra, rà soát cùng địa phương để tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp hạ tầng thương mại, tạo kích cầu lớn hơn, tạo động lực lớn hơn cho tăng trưởng phục vụ phát triển thị trường trong nước; đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại hiệu quả hơn nữa bằng việc tập trung quyết liệt cho những địa bàn, mặt hàng đang là điểm nóng; phát triển thông qua gói kích cầu tập trung cho một số ngành hàng có nhu cầu và tiềm năng phát triển…

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục làm việc với Ngân hàng Nhà nước và các hiệp hội ngành hàng xây dựng các gói chính sách để báo cáo Thủ tướng.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đánh giá, thị trường ngoài nước cũng được đặc biệt quan tâm trọng điểm trong nửa cuối năm 2020, như là một điểm nhấn tạo nên sức bật cho kinh tế của Việt Nam và cho thương mại. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ, châu Âu, Trung Quốc, Đông Bắc Á, ASEAN… sẽ là những thị trường trọng điểm cần có những khung khổ tổng thể để thực hiện phát triển nửa cuối năm 2020.

Bộ Công Thương đang xây dựng các đề án cụ thể phát triển cho từng khu vực, thị trường, ngành hàng ngay khi Covid-19 được kiểm soát và khống chế thành công trên toàn thế giới.

“Chúng ta sẽ chủ động triển khai với sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Nhiệm vụ này tập trung 4 nội dung gồm: Mở cửa thị trường; hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại; gắn kết với chuỗi cung ứng thị trường ngoài nước; các hoạt động phòng vệ thương mại, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp trong các vụ kiện tranh chấp cũng như phát triển bền vững tại thị trường này”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Bên cạnh các vấn đề nêu trên, người đứng đầu ngành Công Thương còn cho rằng, tái cơ cấu chuỗi cung ứng là cơ hội đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Thông qua các khung khổ hợp tác quốc tế cũng như những nội dung lớn, chủ trương lớn điều hành của Đảng, Chính phủ, Việt Nam sẽ tập trung khai thác các Hiệp định thương mại tự do, các khung khổ hợp tác để xây dựng các chuỗi cung ứng mới.

Điều này được hiện thực hóa thông qua các hoạt động đầu tư, thu hút đầu tư, liên kết đầu tư với các đối tác lớn trong hàng loạt các lĩnh vực công nghiệp trọng điểm, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến chế tạo, từ đó tạo ra vị thế mới của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng này.

Cùng với đó, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng nhấn mạnh vào yếu tố tiếp tục khai thác lợi thế từ Hiệp định thương mại với EU, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)… để tiếp tục hoàn thiện các khung khổ hợp tác với các chuỗi cung ứng này, với các đối tác trong khu vực và trên thế giới; tiếp tục hoàn thiện các khung khổ chính sách thúc đẩy các cơ chế liên kết trong chuỗi cung ứng...

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 4 ước đạt 19,7 tỷ USD, giảm mạnh 18,4% so với tháng 3 và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 82,94 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2019 (cùng kỳ tăng 6,5%).

Về cán cân xuất nhập khẩu, tháng 4, Việt Nam ước tính nhập siêu 700 triệu USD. Tuy nhiên tính chung 4 tháng đầu năm, cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu 3,04 tỷ USD, cao hơn nhiều so với con số thặng dư đạt 983 triệu USD của 4 tháng đầu năm 2019. Trong đó, khối doanh nghiệp FDI xuất siêu 10,17 tỷ USD; khối doanh nghiệp trong nước nhập siêu 7,13 tỷ USD.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap