您现在的位置是:Empire777 > World Cup

【tl bongda】Doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ tăng mạnh

Empire7772025-01-26 17:42:25【World Cup】5人已围观

简介Bất chấp mọi rủi ro có thể xảy ra, xu hướng các công ty Trung Quốc niêm yết trên tại Mỹ vẫn tăng mạn tl bongda

Bất chấp mọi rủi ro có thể xảy ra,ệpTrungQuốcniêmyếttạiMỹtăngmạ<strong>tl bongda</strong> xu hướng các công ty Trung Quốc

Bất chấp mọi rủi ro có thể xảy ra, xu hướng các công ty Trung Quốc niêm yết trên tại Mỹ vẫn tăng mạnh

Tăng mạnh nhất sau 6 năm

Tốc độ lên sàn của các doanh nghiệp Trung Quốc tại thị trường chứng khoán Mỹ đang tăng mạnh.

Ngày 13/5/2021, Uỷ ban đánh giá các vấn đề kinh tế và an ninh Mỹ - Trung, cơ quan tư vấn thuộc Quốc hội Mỹ đã công bố một báo cáo cho thấy, tính đến ngày 05/5/2021, có tới 248 công ty có trụ sở tại Trung Quốc đã tiến hành niêm yết cổ phiếu trên các sàn chứng khoán lớn của Mỹ, bao gồm Nasdaq, NYSE và NYSE American. Con số này tăng 14% so với mức 217 doanh nghiệp vào thời điểm ngày 02/10/2020. Tính riêng trong quý I năm 2021, đã có 18 doanh nghiệp của Trung Quốc tiến hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Mỹ, chiếm một nửa số thương vụ lên sàn của các doanh nghiệp nước ngoài tại Phố Wall.

Không chỉ ra tăng về số lượng, giá trị huy động từ các đợt IPO của các doanh nghiệp Trung Quốc cũng tăng đáng kể. Các dữ liệu của Dealogic cho thấy, trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 4, các doanh nghiệp Trung Quốc đã huy động được tổng cộng 17,55 tỷ USD nhờ các thương vụ IPO tại Mỹ, cao gấp 4 lần so với con số 4,1 tỷ USD của cùng kỳ năm 2020. Khối lượng giao dịch trong 12 tháng này cũng là mức cao nhất sau 6 năm kể từ tháng 4/2015. Trong khi đó, nếu tính từ tháng 1-12/2020, tổng giá trị IPO của các doanh nghiệp Trung Quốc đạt 15 tỷ USD. Đây cũng là mức cao nhất từ trong nhiều năm qua, chỉ xếp sau năm 2014, năm mà “gã khổng lồ” Alibaba IPO đạt giá trị 25 tỷ USD.

Theo thống kê của Bloomberg, trong các tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp từ Trung Quốc đại lục và Hong Kong đã huy động được 6,6 tỷ USD qua IPO ở Mỹ, mức huy động tăng gấp 8 lần so với cùng kỳ năm 2020. Đợt IPO lớn nhất vào đầu năm nay là của nhà sản xuất thuốc lá điện tử RLX Technology (1,6 tỷ USD), tiếp theo là của công ty phần mềm Tuya (947 triệu USD), và nền tảng hỏi đáp trực tuyến Zhihu (523 triệu USD).

Theo các chuyên gia, nguồn vốn dồi dào, tính thanh khoản cao và quy trình nhanh chóng là nguyên nhân chính dẫn đến xu hướng trên. Ông Phil Ji, Giám đốc điều hành Lighthouse Capital - một trong những công ty tư vấn hàng đầu tại Trung Quốc cho rằng: “Thị trường Mỹ vẫn là thị trường trưởng thành nhất trên toàn thế giới, không chỉ ở cấp độ giám sát mà còn ở cấp độ nhà đầu tư. Nguồn cung tiền vẫn khá dồi dào trong năm nay hoặc cả năm tới”. Trong khi đó, Benn Steil, Giám đốc kinh tế quốc tế tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại tại New York cũng đồng quan điểm khi nhấn mạnh: “Nguồn vốn của Mỹ hiện đang rẻ, và các công ty Trung Quốc, cũng như công ty Mỹ, không muốn bỏ lỡ cơ hội vàng này”.

Thị trường chứng khoán Mỹ có sự thu hút đặc biệt với các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc. Theo bà Stephanie Tang, nhà quản lý cấp cao tại Công ty luật Hogan Lovells, Mỹ vẫn đang là thỏi nam châm thu hút các đợt IPO của doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc bởi nhiều lý do, như tính thanh khoản cao hơn, quy trình hợp lý hơn và sự cởi mở hơn đối với các doanh nghiệp đang thua lỗ.

Rủi ro từ căng thẳng chính trị

Tuy vậy, việc IPO của các doanh nghiệp Trung Quốc trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ cũng gặp nhiều rủi ro từ căng thẳng chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc trong nhiều năm qua, nhất là dưới thời của Tổng thống Donald Trump.

Tháng 11/2020, chính quyền của Tổng thống Trump đã ban hành lệnh cấm người Mỹ đầu tư vào 44 công ty mà Bộ Quốc phòng Mỹ xác định là có quan hệ với quân đội Trung Quốc. Điều này dẫn đến việc 17 công ty Trung Quốc trong đó có cả những tên tuổi lớn như Tập đoàn sản xuất vật liệu bán dẫn quốc tế SMIC hay tập đoàn Dầu khí ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) bị loại khỏi các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ. Tuy có cách tiếp cận có mục tiêu hơn, nhưng Tổng thống Joe Biden vẫn luôn thể hiện quan điểm cứng rắn với các công ty Trung Quốc như người tiền nhiệm.

Thực tế, vào tháng 4/2021, Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) đã tuyên bố rằng sẽ áp dụng quy định kế toán buộc doanh nghiệp nước ngoài phải chấp thuận cho giới chức quản lý Mỹ tiến hành giám sát các giao dịch tài chính. Những doanh nghiệp nào không tuân thủ sẽ bị buộc phải hủy niêm yết khỏi sàn chứng khoán New York và Nasdaq. Quy định trên khiến cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đại lục có nguy cơ cao bị rơi vào “tầm ngắm” do Chính phủ Trung Quốc nhiều năm qua đã từ chối cho phép giới quản lý Mỹ được xem sổ sách kế toán vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia.

Bà Stephanie Tang nhận định: “Các doanh nghiệp Trung Quốc đại lục cũng thừa nhận rằng đây sẽ là một rủi ro tiềm tàng, và nếu quy định trên được áp dụng, họ sẽ cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho một tương lai khó khăn”.

Trước đó, vào tháng 01/2021, sở giao dịch chứng khoán NYSE cũng đã nộp đơn yêu cầu hủy niêm yết đối với ba hãng viễn thông hàng đầu Trung Quốc là China Unicom, China Telecom và China Mobile.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế dù phải đối mặt với nhiều rủi ro nhưng việc IPO tại sàn chứng khoán Mỹ vẫn hấp dẫn các doanh nghiệp Trung Quốc, ít nhất là trong khoảng thời gian nửa cuối năm nay hoặc có thể sang tới năm sau. Năm 2021, giá trị IPO của các doanh nghiệp này có thể vượt qua con số 15 tỷ USD của năm 2020./.

Hải Hà

很赞哦!(315)