【thứ hạng của cúp nga】EVFTA: Lối mở cho thương mại Việt Nam
Thị phần khiêm tốn
TheốimởchothươngmạiViệthứ hạng của cúp ngao Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển (kiêm nhiệm Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy, Iceland và Latvia), Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 24 trong tổng số 30 đối tác nhập khẩu lớn vào thị trường này, xếp trên cả Hàn Quốc, Ấn Độ, Hong Kong, Thái Lan và các nước ASEAN khác.
Hàng dệt may có nhiều cơ hội gia tăng thị phần tại thị trường Thụy Điển |
Số liệu thống kê cho thấy, năm 2018, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Thụy Điển đạt 1,5 tỷ USD, tăng 14,5% so với năm 2017, trong đó Việt Nam xuất siêu hơn 815 triệu USD. Năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Thụy Điển đạt 1,56 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 1,2 tỷ USD, tăng 2,4% so với năm 2018. Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Thụy Điển là giày dép, dệt may, hải sản, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, máy tính và linh kiện. Tuy nhiên, thị phần hàng xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 0,2% trong tổng giá trị nhập khẩu của nước này.
Phân tích 25 nhóm mặt hàng Thụy Điển nhập khẩu nhiều nhất và 25 nhóm mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất trong 5 năm vừa qua, rất nhiều mặt hàng Việt Nam có thể cung cấp cho Thụy Điển như hàng dệt may, da giày, nông sản và thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, hóa chất. Dù vậy, theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kim ngạch xuất khẩu và thị phần các mặt hàng này của Việt Nam tại Thụy Điển còn khá khiêm tốn.
Còn nhiều dư địa
Với dân số 10 triệu người, thị trường tuy nhỏ nhưng người Thụy Điển đầu tư khá nhiều tiền vào các sản phẩm dệt may như quần áo, chăn, ga rèm cửa, đồ trang trí bằng chất liệu dệt may. Đặc trưng của thị trường dệt may Thụy Điển cũng như các nước Bắc Âu khác là sự thay đổi theo mùa của khí hậu. Khí hậu thay đổi ảnh hưởng đến xu hướng thời trang và trang trí nhà cửa. Do vậy, có thể nói Thụy Điển tiêu thụ rất nhiều hàng dệt may, phong phú, đa dạng về chủng loại.
Theo thống kê, người dân Thụy Điển tiêu khoảng 5-6% thu nhập vào thời trang. Ngoài ra, Thụy Điển có những nhà phân phối sản phẩm lớn từ IKEA, Nilson AB, H&M... nhập khẩu hàng dệt may từ các nước khác rồi phân phối trong toàn bộ hệ thống của họ không chỉ ở châu Âu mà trên thế giới. Tương tự dệt may, giày dép cũng là một ngành thế mạnh của Việt Nam, đồng thời cũng là mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng tại thị trường Thụy Điển.
Hơn thế nữa, đối với các mặt hàng nông sản, do diện tích đất nông nghiệp của Thụy Điển rất hạn chế nên nước này phải nhập khẩu phần lớn các sản phẩm nông sản như gạo, trà, cà phê, ca cao, một số loại rau, hoa quả, hải sản... Ngoài ra, xu hướng gần đây cho thấy, người tiêu dùng Thụy Điển thích thưởng thức các thực phẩm với hương vị mới nên đã tăng nhu cầu nhập khẩu các sản pẩm đặc trưng của các nước trên khắp thế giới và các loại trái cây và rau không phổ biến. Theo đó, một số mặt hàng nông sản, thực phẩm nhập khẩu chính của Thụy Điển là rau, cà chua, trái cây, thủy sản,...
Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển cũng khuyến cáo, Thụy Điển là một thành viên của EU, do đó, hàng hóa muốn đạt tiêu chuẩn của Thụy Điển, trước hết phải đạt tiêu chuẩn EU. Các doanh nghiệp muốn bán hàng vào các siêu thị ở Thụy Điển, phải sản xuất được hàng thành phẩm có chất lượng cao, bao gói theo yêu cầu của các tập đoàn phân phối (siêu thị). Phải đảm bảo cung cấp hàng đều đặn và ổn định về số lượng và chất lượng với giá cạnh tranh.
Đặc biệt, người dân Thụy Điển đã quen với các thương hiệu lớn truyền thống. Theo đó, hàng thành phẩm chất lượng cao, số lượng lớn và ổn định thì nên bán qua các tập đoàn siêu thị. Còn hàng có số lượng không lớn và đa dạng thì nên bán qua các đại lý hoặc công ty nhỏ và vừa. Hàng ở dạng nguyên liệu thô thì nên bán trực tiếp cho các nhà máy chế biến. Để kiểm tra những yêu cầu về hàng hóa, doanh nghiệp có thể tham khảo trên websiite www.opentradegate.se của Thụy Điển. Đây là website cung cấp thông tin nhằm giúp đỡ các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển.
Mặc dù nổi tiếng về phát triển ngành công nghệ cao như điện tử, điện gia dụng, tin học, Thụy Điển vẫn phải nhập khẩu gần như toàn bộ các mặt hàng tiêu dùng phục vụ cuộc sống hàng ngày, trong đó nhập khẩu 100% hàng dệt may. |