【lịch thi đấu cúp c3 tottenham】Hà Nội: Đầu tư nước ngoài đạt 5,3 tỷ USD
TheàNộiĐầutưnướcngoàiđạttỷlịch thi đấu cúp c3 tottenhamo đó, 6 tháng năm 2019. kinh tế vĩ mô của Thủ đô tiếp tục ổn định, tăng trưởng đạt cao hơn cùng kỳ. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo cách tính mới tăng 7,21% (cùng kỳ tăng 7,15%), trong đó dịch vụ tăng 6,66% (cùng kỳ tăng 7,12%); công nghiệp - xây dựng tăng 8,38%, (cùng kỳ tăng 7,88%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 10,7% (cùng kỳ tăng 12%).
Dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 8 đến 10/7. Ảnh báo Kinh tế đô thị |
8,7 tỷ USD vốn FDI đổ vào các khu công nghiệp trong 6 tháng | |
Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 183 triệu USD trong 5 tháng | |
Thu hút FDI tiếp tục đạt kỷ lục về vốn đầu tư đăng ký |
Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp. Chỉ số PCI năm 2018 xếp thứ 9/63, tăng 4 bậc so với năm trước, hoàn thành sớm 02 năm mục tiêu nhiệm kỳ 2016-2020.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển như đầu tư nước ngoài ước đạt 5,3 tỷ USD, tiếp tục dẫn đầu cả nước; kim ngạch xuất khẩu ước tăng 5,4% (cùng kỳ tăng 22,5%); nhập khẩu ước tăng 4,6% (cùng kỳ tăng 7,4%). Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân ước tăng 4,01%-4,07% (cùng kỳ là 3,4%).
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 132.134 tỷ đồng, đạt 50,2% dự toán (cùng kỳ đạt 50,4% dự toán), tăng 12,8% cùng kỳ, trong đó thu nội địa 122.425 tỷ đồng, đạt 50,2% dự toán.
Dù đạt nhiều thành tích, song Hà Nội vẫn còn nhiều tồn tại khi vi phạm trật tự xây dựng trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất rừng chưa xử lý dứt điểm, công tác giải phóng mặt bằng một số công trình còn chậm, tỷ lệ giải ngân xây dựng cơ bản chậm so với cùng kỳ 2018, tình trạng cháy nổ vẫn diễn biến phức tạp...
Trong 6 tháng cuối năm 2019, theo Phó chủ tịch UBND TP, Hà Nội tập trung vào 8 nhiệm vụ. Trong đó, chủ động triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nghị quyết, kết luận của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ.
Đáng chú ý, theo ông Hùng, để đạt mức tăng trưởng đề ra đầu năm là 7,4-7,6%, Hà Nội cần đạt mức tăng trưởng từ 7,6-8% trong những tháng còn lại. Và để làm được điều này, UBND TP sẽ tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp hoàn thành những chỉ tiêu đạt thấp và còn khó khăn, cụ thể như tăng trưởng công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, xuất, nhập khẩu; cấp nước sạch nông thôn...
Bên cạnh đó, Phó chủ tịch TP cũng cho biết, Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp nhằm nâng cao các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền TP Hà Nội. Điều hành thu, chi ngân sách hiệu quả. Nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về quy hoạch, đất đai, trật tự xây dựng, trật tự đô thị, bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, theo ông Hùng, TP tiếp tục nâng cao chất lượng chỉ tiêu về danh hiệu văn hóa; đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng giáo dục, y tế. Đảm bảo an sinh xã hội. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có công. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; năng lực phòng, chống dịch bệnh gắn với đối mới y tế cơ sở…
Kỳ họp này, HĐND Thành phố sẽ xem xét các báo cáo, tờ trình, thông qua các nghị quyết sau: (1). Nghị quyết về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế xã hội, thu chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2019 của thành phố Hà Nội; (2). Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2020 của HĐND Thành phố khóa XV nhiệm kỳ 2016-2021; (3). Nghị quyết về kết quả giám sát việc thực hiện “Năm kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, gắn với việc thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ. công chức, viên chức và cải cách hành chính trên toàn Thành phố từ đầu nhiệm kỳ 2016 - 2021 đến nay”; (4). Nghị quyết về mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập của thành phố Hà Nội và mức thu học phí đối với Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Bắc Thăng Long, Trường Trung cấp Kỹ thuật Tin học Hà Nội năm học 2019-2020; (5). Nghị quyết về cơ chế, định mức chi đối với một số lĩnh vực kinh tế - xã hội theo quy định, hướng dẫn mới của các Bộ, ngành Trung ương; (6). Nghị quyết về sửa đổi Nghị quyết số 03/2013/NQ-HĐND, ngày 12/7/2013, của HĐND Thành phố về ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; (7). Nghị quyết về điều chỉnh quy hoạch hệ thống cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; (8). Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính giữa các quận Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm; (9). Nghị quyết về số lượng, chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; mức phụ cấp, mức phụ cấp kiêm nhiệm đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; mức bồi dưỡng đối với người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố; chế độ hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách cấp xã không tiếp tục bố trí công tác trên địa bàn Thành phố; (10). Nghị quyết về mức phụ cấp đối với Phó Trưởng Công an, Công an viên thường trực ở xã (nơi chưa bố trí công an chính quy) trên địa bàn thành phố Hà Nội; (11). Nghị quyết phê duyệt điều chỉnh, bổ sung danh mục dự án cần thu hồi đất, danh mục công trình, dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng năm 2019; (12). Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn năm 2016-2020 của Thành phố; (13). Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Thành phố năm 2019; (14) Nghị quyết về quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ các đối tượng thuộc hộ gia đình không có khả năng thoát nghèo và hộ gia đình sau khi thoát nghèo ổn định cuộc sống của thành phố Hà Nội; (15). Các nghị quyết về công tác nhân sự. |