您现在的位置是:Empire777 > Cúp C2

【lịch thi đaua】Dân 'hết cửa' khi BOT ở đường độc đạo

Empire7772025-01-11 18:03:07【Cúp C2】5人已围观

简介Hiện trên nhiều tuyến đường, người dân không có lựa chọn nào kh&aacu lịch thi đaua

Hiện trên nhiều tuyến đường,ânhếtcửakhiBOTởđườngđộcđạlịch thi đaua người dân không có lựa chọn nào khác ngoài đi các tuyến đường BOT. “Để thúc đẩy phát triển hạ tầng, thời gian qua chúng ta buộc phải duyệt các dự án BOT trên đường độc đạo, hoặc đặt trạm thu phí ở cả hai đường song song. Bây giờ nên dừng ngay việc đó” - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam Nguyễn Văn Thanh cho hay.

Không thoát trạm thu phí

Để di chuyển giữa Hà Nội - Hải Phòng, ngoại trừ đi lòng vòng trong đường cấp tỉnh, người điều khiển phương tiện không còn cách nào khác ngoài hai lựa chọn là đi quốc lộ (QL) 5 và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Nhiều phương tiện không đi cao tốc nhưng vẫn phải trả tiền là bất cậpNhiều phương tiện không đi cao tốc nhưng vẫn phải trả tiền là bất cập

Khi đi trên hai tuyến này, người điều khiển bắt buộc phải đi qua 2 trạm thu phí trên QL 5 và trả tiền theo kilômét trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Xét ở mức phí phải trả, cả hai tuyến đều đang ở mức cao: Với loại xe nhỏ nhất (xe con dưới 12 chỗ ngồi) đi toàn tuyến cao tốc là 210.000 đồng; Đi theo QL 5 từ Hà Nội đi Hải Phòng, một xe con cũng phải trả 90.000 đồng.

“Để đi từ Hà Nội đến Hải Phòng lái xe đều phải nộp phí để hoàn vốn cho dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Không đi cao tốc nhưng vẫn phải trả tiền cho đường cao tốc là bất cập nhưng tiếc đây là sự việc đã rồi” - ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam nói.

Ngoài Hà Nội - Hải Phòng, hiện còn rất nhiều cung đường khác người dân hầu như không có lựa chọn nào khác ngoài phương án đi qua các trạm thu phí.

Dự án Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đang triển khai, tới đây khi hoàn thành sẽ thu phí cả trên đường cao tốc mới và QL 1A chạy song song hiện hữu (có sửa chữa, nâng cấp).

Tương tự, cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) cũng được phê duyệt cho đặt trạm thu phí trên cả hai tuyến song song (cao tốc mới và QL 3 cũ).

Xét trên toàn quốc, dọc Bắc - Nam, người dân có thể đi đường Hồ Chí Minh (hầu hết miễn phí) thay vì đi qua QL 1A (nơi có 21 trạm thu phí).

Tuy nhiên, theo đại diện Hiệp hội Vận tải ôtô, cục bộ tại từng địa phương, các trạm thu phí đang được đặt trên đường độc đạo.

Đơn cử, từ thành phố Vinh (Nghệ An) sang địa bàn tỉnh Hà Tĩnh theo QL 1A, người điều khiển phương tiện đi bất cứ cầu nào qua sông Lam (cầu Bến Thủy 1 và 2) đều phải trả phí như nhau.

Tránh dồn dân vào thế bí

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam bày tỏ đồng tình đối với các cơ quan thuộc Chính phủ, cụ thể là Bộ GTVT trong việc thu hút mọi nguồn lực để tạo đột phá trong hạ tầng giao thông thời gian qua.

Tuy nhiên, ông Thanh cho rằng, có một số tuyến như trên đã đẩy người dân vào thế không có lựa chọn nào khác.

“Nhiều tuyến đã được đầu tư bằng ngân sách nhà nước; đáng ra, khi đường xuống cấp có thể dùng Quỹ bảo trì thu qua đầu phương tiện để bảo trì, nâng cấp.

Tuy nhiên, các bộ ngành lại gộp với dự án mới để lập thành dự án BOT khiến người dân không có lựa chọn.

Đề nghị, từ nay về sau không nên làm các dự án BOT trên đường độc đạo hoặc đặt trạm thu phí trên cả hai đường song song” - ông Thanh nói.

Tiến sĩ Nguyễn Quang Toản, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Đường bộ (Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội) cho biết, với các nước phát triển, bao giờ người dân cũng có quyền lựa chọn.

Muốn đi đường đẹp, nhanh hơn thì phải trả phí và đường do tư nhân đầu tư. Nếu không muốn bỏ tiền phải đi đường xấu, dài hơn… do nhà nước đầu tư.

Tuy nhiên, Việt Nam hiện chưa đủ nguồn lực để đạt tới những sự lựa chọn như vậy. Vì vậy, trước mắt vẫn phải chấp nhận sống chung với trạm thu phí.

Nhiều trạm thu phí được lập ra với mức thu quá cao, gây khó khăn cho các hãng vận tảiNhiều trạm thu phí được lập ra với mức thu quá cao, gây khó khăn cho các hãng vận tải

Theo TS Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc người dân đi đường đẹp và trả phí cao là đúng theo xu hướng của cơ chế thị trường.

Tuy nhiên, một số dự án làm trên đường độc đạo hoặc ghép hai tuyến vào một dự án như trên đang có biểu hiện dồn người dân vào thế bí để thu phí.

“Đây là một khiếm khuyết trong thực hiện chính sách xã hội hóa đầu tư; không tuân thủ hoàn toàn nguyên tắc thị trường” - TS Cao Sỹ Kiêm đánh giá.

Thấy gì từ phí đường cao hơn chi phí xăng dầu?

Hiện nay, mức phí các tuyến cao tốc đều cao hơn phí xăng dầu. Cụ thể, nếu lấy mức tiêu thụ nhiên liệu là 10 lít xăng/100 km đối với nhiều dòng xe dưới 9 chỗ ngồi, dễ thấy chi phí xăng dầu hiện tại chưa đến 1.500 đồng/km.

Trong khi, mức phí thu tại các cao tốc là 1.500 đồng/km và đang được nâng dần lên 2.000 đồng/km.

Theo các chuyên gia và doanh nghiệp vận tải, dù tiết kiệm được thời gian, chi phí sửa chữa xe so với trước nhưng phí đường đã phá vỡ cơ cấu chi phí vận tải lâu nay, đè thêm gánh nặng cho chủ xe.

Tiến sĩ Nguyễn Quang Toản cho hay, nếu so với phí đường bộ của Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc…, mức phí tại Việt Nam thấp hơn.

Tuy nhiên, mức thu nhập bình quân của Việt Nam kém xa các nước nên mức chi trả của người dân lại không hề thấp.

TS Cao Sỹ Kiêm cũng cho hay, trong khi điều kiện kinh tế của người Việt Nam còn khó khăn, việc chi trả phí chắc chắn sẽ không làm người dân hài lòng.

Ông Kiêm cho hay, trước tình thế này cần hạn chế tối đa việc gây thêm bức xúc cho người dân bằng cách: Tránh dồn người dân vào thế bí (không được lựa chọn tuyến đường khác có phí thấp hơn, hoặc miễn phí); đấu thầu, minh bạch trong lập dự án; kéo dài thời gian thu phí.

很赞哦!(86)