【soi kèo trung quốc hôm nay】Vì sao Việt Nam phải ký nhiều FTA?
Theo ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương: Trong thời gian qua, khi Việt Nam ngày càng ký kết nhiều FTA, băn khoăn được không ít doanh nghiệp đặt ra là tai sao Việt Nam lại ký nhiều FTA như vậy, trong khi bản thân doanh nghiệp chưa thực sự cảm thấy được hưởng lợi rõ ràng từ các FTA.
Ông Khanh cho hay: Trước năm 2007, Việt Nam chỉ có hai FTA là ASEAN-Trung Quốc và ASEAN-Hàn Quốc. Khi đó, Việt Nam ký kết FTA Với tư cách thành viên của ASEAN.
Sau năm 2007, số lượng FTA Việt Nam ký kết tăng lên nhiều như FTA với Nhật Bản, Chile… Đặc biệt, năm 2015 được coi là năm “bội thu” về FTA khi Việt Nam cùng lúc kết thúc đàm phán với Hoa Kỳ trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), kết thúc đàm phán với EU ở FTA Việt Nam-EU và kết thúc đàm phán với Nga trong khuôn khổ FTA Việt Nam-Liên minh kinh tế Á-Âu. Cũng trong năm 2015, Việt Nam kết thúc đàm phán FTA với Hàn Quốc.
Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước tham gia nhiều FTA nhất thế giới khi có 17 FTA. Trong đó, 10 FTA đã ký kết, có hiệu lực; 2 FTA đã ký kết, chưa có hiệu lực; 2 FTA đã kết thúc đàm phán và 3 FTA đang trong quá trình đàm phán.
”Tại sao Việt Nam lạị ký kết nhiều FTA đến thế? Trước đây, trong quan hệ thương mại, khoảng 60-70% Việt Nam làm ăn với khu vực Đông Á nhưng kết quả thường thiệt, thua lỗ lớn. Điển hình, năm 2017, cán cân thương mại của Việt Nam với khu vực Đông Á thâm hụt gần 70 tỷ USD, trong đó riêng khu vực ASEAN chiếm 65 tỷ USD. Việc tham gia nhiều FTA, có quan hệ tốt hơn với một số đối tác ở các khu vực khác góp phần giúp Việt Nam cân bằng lại cán cân thương mại bị thâm hụt”, ông Khanh ký giải.
Ông Khanh cho biết thêm, việc tham gia các FTA đã giúp xuất khẩu hàng hóa Việt Nam tăng mạnh. Bằng chứng là, năm 1995, xuất khẩu mới đạt 5,4 tỷ USD thì năm 2000 là 14 tỷ USD. Đến năm 2007, Việt Nam xuất khẩu trên 48 tỷ USD và mới nhất ngay năm 2017, con số này đã lên tới trên 213 tỷ USD.
Không thể phủ nhận giá trị mà các FTA đem lại cho Việt Nam. Điển hình, nhìn từ ngành dệt may, khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, nếu Việt Nam không phải thành viên của WTO, thuế quan áp dụng lên hàng may mặc thành phẩm bằng 150% so với thành viên WTO; còn nếu là thành viên thì thuế quan áp dụng thành phẩm trung bình là 25%. Nếu có FTA với Hoa Kỳ, mức thuế sẽ giảm chỉ còn 0-5% so với mức 25%.
Ngoài ra, các FTA còn đem lại nhiều lợi ích khác, đáng chú ý là bảo đảm khả năng tiếp cận bình đẳng. Trong các FTA, nhất là FTA thế hệ mới rất quan tâm đến bình đẳng. Điều này đặt ra yêu cầu Nhà nước phải tạo bình đẳng trong nội địa, giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân,… từ đó giúp doanh nghiệp tư nhân tiếp cận các nguồn lực bình đẳng hơn. Các FTA còn giúp Việt Nam hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thu hút vốn đầu tư tốt hơn; thúc đẩy cải cách hành chính; xóa bỏ rào cản gia nhập thị trường…
Thời gian tới, liên quan tới Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ông Khanh cho hay: Có khả năng cuối năm nay, CPTPP sẽ được phê chuẩn và đầu năm 2019 có hiệu lực.
Bản chất về cơ bản Hiệp định CPTPP giống với Hiệp định TPP bao gồm toàn bộ các chương về mở cửa thị trường, thuế, mua sắm công… Cơ hội mở ra cho doanh nghiệp rất đáng kể. Để tận dụng tốt cơ hội từ CPTPP cũng như các FTA nói chung, các doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm hiểu, nắm rõ các nội dung, cam kết của FTA, đồng thời chủ động tư duy, đẩy mạnh tính liên kết, hợp tác lẫn nhau…