【mannhan.tv trực tiếp bóng đá】Đồng bằng sông Cửu Long với nỗi lo sạt lở
Đường giao thông bị cuốn trôi do sạt lở bờ sông. |
Tại tỉnh Hậu Giang, trong 2 ngày 20 và 21/5, trên địa bàn huyện Châu Thành xảy ra 3 vụ sạt lở đất, thiệt hại gần 100 triệu đồng. Tại tỉnh Cà Mau, lúc 22 giờ ngày 19/5, tại khu vực chợ Nhà Lồng ( huyện Năm Căn), hai căn nhà bị sạt lở xuống sông;Tại TP Cần Thơ, rạng sáng 8/5, bờ sông Cần Thơ (thuộc ấp Mỹ Phước) đã xảy ra vụ sạt lở khiến 7 nhà dân bị nhấn chìm. Khu vực sạt lở nằm cạnh chân cầu Trường Tiền trên đường tỉnh 923 (lộ Vòng Cung) trong phạm vi dự án kè sông Cần Thơ (đoạn từ cầu Cái Sơn, P.An Bình, quận Ninh Kiều đến xã Mỹ Khánh). Vụ sạt lở thiệt hại ban đầu khoảng 10 tỷ đồng... Đó chỉ là một vài vụ sạt lở trong thời gian ngắn gần đây, nếu thống kê đầy đủ trong những năm qua chắc chắn sẽ lớn hơn rất nhiều.
Nhìn thẳng thực tế, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển đang diễn biến nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều tổn thất về kinh tế, hạ tầng và đời sống người dân. Nguyên nhân của tình trạng này được nhiều nhà nghiên cứu và quản lý nhận định là lượng phù sa chảy về bị giảm sút do việc trữ nước làm thủy điện ở thượng nguồn. Tuy nhiên, một nguyên nhân trực tiếp quan trọng là tình trạng khai thác cát quá mức và khai thác không được kiểm soát tốt. Hiện nay, nhu cầu cát ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long rất lớn. Đó là sự gia tăng nhanh của các công trình xây dựng, các khu công nghiệp và đặc biệt là nhu cầu xây dựng đường sá. Theo tính toán của Bộ Giao thông vận tải, tổng nhu cầu cát đối với các dự án đường cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long triển khai trong giai đoạn 2021- 2025 là khoảng 47,81 triệu m3, trong khi khu vực chỉ có khoảng 26 triệu m3. Đó mới là nhu cầu cát của các tuyến cao tốc trong giai đoạn đến 2025, còn nhu cầu cát cho các loại công trình đường sá khác, khu công nghiệp, công trình dân dụng cũng như công trình hạ tầng khác. Những con số trên cũng cho thấy một nguy cơ rất đáng lo ngại khi việc khai thác cát quá mức, nhất là tình trạng khai thác lậu sẽ ảnh hưởng đến các dòng chảy và làm trầm trọng hơn tình trạng sạt lở hiện nay.
Thực tế trên cho thấy Đồng bằng sông Cửu Long cần có những giải pháp cấp bách, động bộ, căn cơ trong việc ứng phó với nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ biển. Trong đó, cần những giải pháp trực tiếp và phối hợp để giảm thiểu sự thiếu hụt phù sa do thủy điện thượng nguồn trữ nước; cần quản lý chặt chẽ, khoa học việc khai thác cát, sớm tìm ra các nguồn vật liệu thay thế cát xây dựng. Kịp thời nắm bắt và có phương án giảm thiểu, hỗ trợ đời sống người dân những khu vực có nhiều nguy cơ rủi ro. Phát triển hạ tầng gắn liền với phát triển kinh tế- đời sống bền vững là yếu tố rất cần quan tâm hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long.