【giải hạng 2 anh hôm nay】Đảm bảo bền vững chính sách tài khóa

hải quan

Cơ quan hải quan tăng cường chống buôn lậu,Đảmbảobềnvữngchínhsáchtàikhógiải hạng 2 anh hôm nay tăng thu về cho ngân sách. Ảnh: T.T.

Báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, chi ngân sách của Việt Nam đang tiếp tục tăng cao, trong đó chi thường xuyên chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, chi trả nợ cũng ngày càng tăng và trở thành gánh nặng lớn cho NSNN. Bên cạnh đó, nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của Việt Nam tiếp tục tăng. WB cho rằng, nếu xu hướng này vẫn tiếp diễn, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những quan ngại về bền vững tài khóa.

Theo Bộ Tài chính, nợ công có xu hướng tăng cao trong một số năm vừa qua, đặc biệt là giai đoạn 2011 - 2015 chủ yếu do bội chi NSNN còn cao. Trong khi đó, Chính phủ vẫn phải huy động vốn trái phiếu cho các công trình, dự án trọng điểm. Trong điều kiện còn thâm hụt ngân sách thì đương nhiên nợ của Chính phủ sẽ tiếp tục tăng về giá trị tuyệt đối. Nghĩa vụ trả nợ gốc do đó cũng tăng lên.

Mặt khác, trong giai đoạn 2011 - 2014, thị trường trái phiếu trong nước còn chưa phát triển, thanh khoản thị trường chưa cao nên Chính phủ phải huy động trái phiếu kỳ hạn ngắn, lãi suất cao dẫn đến áp lực trả nợ lớn trong các năm cũng dẫn đến áp lực trả nợ trong các năm 2015, 2016 và 2017.

Tuy nhiên phải nhìn nhận rằng, một trong những nguyên lý căn bản được quy định tại Luật NSNN cũng như tại Luật Quản lý nợ công, Chính phủ chỉ đi vay để bù đắp thâm hụt ngân sách cho đầu tư phát triển, không vay nợ cho chi thường xuyên. Trong khi nhu cầu vốn đầu tư của khu vực công còn lớn để đảm bảo tăng trưởng kinh tế, tạo nền tảng cơ sở hạ tầng cho đất nước thì việc vay nợ là cần thiết.

Mặc dù vậy, Chính phủ vẫn phải đặc biệt chú trọng đến chất lượng đầu tư, tránh dàn trải, lãng phí. Điều này cũng được Đảng, Quốc hội chỉ ra và cần thiết phải có biện pháp để cải thiện, cụ thể là cần cải thiện hơn nữa hệ số ICOR (hiệu quả sử dung vốn đầu tư).

Theo Bộ Tài chính, mặc dù tỷ lệ nợ công của Việt Nam vẫn trong giới hạn được Quốc hội cho phép và nếu tính theo chuẩn mực quốc tế thì cũng tương đương với các nước có cùng trình độ phát triển và bình quân các nước trong khu vực, song nếu xu hướng tăng nợ công tiếp tục như trong một số năm vừa qua thì có thể phải đối mặt với những rủi ro về tính bền vững nợ.

Nhận thức được điều này, từ năm 2016, Bộ Tài chính đã chủ động nghiên cứu, đánh giá tổng thể về tái cơ cấu NSNN từ đó báo cáo Chính phủ trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, trong đó đề ra hàng loạt các chủ trương, giải pháp quan trọng thực hiện đến năm 2020. Chính phủ, Bộ Tài chính cũng đã ban hành kế hoạch hành động cụ thể để triển khai.

Với những biện pháp cụ thể triển khai trong thời gian qua, Chính phủ đã thành công trong việc giảm tốc độ tăng nợ công, cùng với duy trì tốt tốc độ tăng trưởng, kiểm soát và giảm dần bội chi ngân sách. Tỷ lệ nợ công/GDP tính đến cuối năm 2017 đã giảm. Dư nợ công đến năm 2017 ở mức 61,4% GDP (năm 2016 là 63,8% GDP), nợ chính phủ ở mức 51,8%GDP (năm 2016 là 52,8% GDP), trong giới hạn được Quốc hội cho phép. Nợ được Chính phủ bảo lãnh cũng đã giảm, hiện bằng khoảng 9% GDP từ mức khoảng gần 12% trong một số năm qua.

Trong thời gian tới, theo Bộ Tài chính, trước nhu cầu đầu tư phát triển vẫn còn lớn, bội chi ngân sách còn cao (năm 2018 là 3,7% GDP) nên vẫn phải tăng cường huy động nguồn vốn vay trong nước, nước ngoài.

Để thực hiện việc huy động vốn trong bối cảnh kiểm soát an toàn nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia, cần tiếp tục triển khai các giải pháp về cơ cấu lại NSNN và nợ công. Trong đó, khẩn trương xây dựng và ban hành các nghị định hướng dẫn Luật Quản lý nợ công. Đầu tư từ nguồn vốn vay công chỉ tập trung cho các dự án quan trọng, có tác động lan tỏa để từng bước kiểm soát tốc độ gia tăng dư nợ công thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ trượt giá.

Đồng thời, Chính phủ xác định rõ mức bội chi NSNN và lộ trình cắt giảm bội chi trong trung dài hạn. Tăng tỷ trọng dự toán chi đầu tư phát triển trong tổng chi NSNN; giảm tỷ trọng dự toán chi thường xuyên; tăng kỳ hạn vay, giảm lãi suất, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia. Việc giải ngân vốn vay ODA, vay ưu đãi chỉ giới hạn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn (hạn mức được Quốc hội quy định không quá 300 nghìn tỷ đồng giai đoạn 2016 - 2020); đảm bảo cân đối, bố trí đầy đủ nguồn để trả nợ đầy đủ, đúng hạn các khoản gốc, lãi của Chính phủ; ưu tiên bố trí nguồn tăng thu, tiết kiệm chi cho chi trả nợ để giảm dư nợ chính phủ, nợ công.../.

Minh Anh