【keo fa cup】Căng thẳng giữa Mỹ và các đồng minh

Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra tại Canada hôm 2-6 đã bế mạc mà không đưa ra được tuyên bố chung.

Các lãnh đạo chụp hình tập thể tại cuộc họp G7 ở Whistler,ăngthẳnggiữaMỹvccđồkeo fa cup bang British Columbia, Canada. Ảnh: REUTERS

Bầu không khí căng thẳng vẫn tiếp tục bao trùm trong ngày họp thứ 3 và cũng là ngày kết thúc Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương nhóm G7 nhằm chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra sau 1 tuần nữa cũng tại Canada. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Mnuchin đã phải đối mặt với những chỉ trích gay gắt từ Bộ trưởng Tài chính của các nước G7 khác. Hội nghị thậm chí còn trở thành diễn đàn để Mỹ và các nước đồng minh trong nhóm G7 “đấu khẩu” liên quan đến quyết định Mỹ vẫn áp thuế mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu với chính các đồng minh của nước này.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cảnh báo, cuộc chiến thương mại sẽ bắt đầu ngay trong một vài ngày tới. Sau khi bị cô lập tại cuộc họp mà Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire chua chát là “một G6 + 1 bởi Mỹ một mình chống lại tất cả và gây ra nguy cơ bất ổn kinh tế”, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin hôm 2-6 còn bị 6 thành viên còn lại của G7 đưa ra một tuyên bố yêu cầu ông truyền đạt sự lo ngại và thất vọng nhất quán về thuế tới ông chủ Nhà Trắng.

Bộ trưởng Tài chính Canada Bill Morneau nhấn mạnh, hành động của Mỹ không mang tính xây dựng và ông yêu cầu Bộ trưởng Tài chính Mỹ chuyển thông điệp của các nước tới Tổng thống Mỹ: “Tranh luận giữa các bên một vài ngày qua cho thấy các bên có sự bất đồng lớn về quan điểm. Theo quan điểm của chúng tôi, hành động của Mỹ không mang tính xây dựng. Chúng tôi hy vọng, ông Mnuchin sẽ mang thông điệp của chúng tôi gửi tới nhà cầm quyền Mỹ”.

Mặc dù Bộ trưởng Tài chính Canada không trực tiếp đề cập đến việc trả đũa Mỹ tại hội nghị, song trước đó, trong một tuyên bố, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã đánh giá động thái của Mỹ là hoàn toàn không chấp nhận được. Canada đang lên kế hoạch áp đặt thuế quan tăng 25% đối với hàng hóa xuất khẩu trị giá 13 tỉ đô la của Mỹ tới nước này từ ngày 1-7 tới. Các mặt hàng dự kiến sẽ nằm trong diện bị áp thuế gồm thép và các sản phẩm tiêu dùng của Mỹ như sữa chua, rượu Whisky và cà phê.

Không khó để lý giải tại sao Canada, Mexico và Liên minh châu Âu lại có phản ứng gay gắt như vậy với phía Mỹ. Thống kê cho thấy, sau khi bị Mỹ áp đặt thuế, lượng thép và nhôm xuất khẩu của các nước này đến Mỹ năm 2017 chỉ đạt khoảng 23 tỉ USD, gần bằng một nửa (48 tỉ USD) so với năm trước đó. Mức thuế 25% với thép và 10% với nhôm của Mỹ đã bắt đầu áp đặt lên Mexico, Canada và Liên minh châu Âu (EU) trong tuần rồi sau khi lệnh miễn trừ tạm thời hết hạn.

Tuyên bố trên, do Canada soạn thảo, cũng kêu gọi hành động quyết đoán để giải quyết tranh chấp thuế quan tại Thượng đỉnh lãnh đạo G7 bắt đầu vào ngày 8-6 tới tại Charlevoix, Quebec.

Theo Reuters, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso cho hay các cuộc thảo luận trực tiếp giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể giúp giải quyết vấn đề, mặc dù Tokyo từ chối chấp nhận bất cứ yêu cầu hạn ngạch nhập khẩu nào.

Chia sẻ sau cuộc họp, ông Mnuchin cho biết, ông không nằm trong sự đồng thuận thương mại của 6 quốc gia nói trên và khẳng định rằng Tổng thống Trump tập trung vào tái cân bằng các quan hệ thương mại của Mỹ. Bộ trưởng Tài chính Mỹ cũng bác bỏ bình luận từ một số quan chức G7 rằng Mỹ đang phá vỡ các luật lệ thương mại quốc tế bằng thuế quan và nhường lại vị trí lãnh đạo hệ thống thương mại và kinh tế toàn cầu mà nước này đã dày công xây dựng sau Thế chiến II.

Theo giới bình luận dự báo, căng thẳng sẽ tiếp tục trong tuần này khi các nhà lãnh đạo G7 trong đó có Tổng thống Trump gặp nhau tại cuộc họp thượng đỉnh ở Quebec, Canada.

LONG TẤN tổng hợp