【bong da so keo】DN thủy sản hợp tác để giảm giá thành, nâng chất lượng xuất khẩu

dn thuy san hop tac de giam gia thanh nang chat luong xuat khau

Chế biến thủy sản xuất khẩu. Ảnh:T.H​​​.

Ba “ông lớn” bắt tay nhau

Tập đoàn Thủy sản Minh Phú- DN xuất khẩu tôm số 1 của Việt Nam, Công ty Cổ phần nhựa Thiếu niên Tiền Phong, Công ty Ống thép Hòa Phát Bình Dương mới đây đã kí kết hợp tác. Theo đó, Minh Phú ưu tiên sử dụng sản phẩm ống nhựa Tiền Phong, ống thép Hòa Phát trong các dự án nuôi tôm hồ nổi công nghệ cao, sẽ được triển khai trong thời gian sắp tới tại Bà Rịa-Vũng Tàu và Kiên Giang.

Sự hợp tác chiến lược này giữa 3 tên tuổi đứng đầu mỗi ngành ở Việt Nam đã mở ra một hướng đi mới cho phát triển nuôi tôm, đặc biệt là giúp giảm giá thành các trang thiết bị trong nuôi tôm, là một cú huých quan trọng để các hộ nuôi tôm ở Việt Nam đẩy mạnh đầu tư cho ngành nuôi trồng thủy sản mũi nhọn này.

Nhìn nhận về ngành thủy sản Việt Nam, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho rằng, ngành tôm Việt Nam đang có bước phát triển khá tốt, ngày càng có đóng góp quan trọng trong xuất khẩu, cũng như sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, hiện xuất khẩu tôm đang vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các nước bạn trong khu vực. Thêm nữa, giá thành nuôi tôm của Việt Nam vẫn còn khá cao, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh cũng như sự phát triển bền vững của ngành tôm. Giảm giá thành nuôi tôm là vấn đề cấp bách hiện nay. Chính vì vậy, Minh Phú, Tiền Phong và Hòa Phát đã quyết định hợp tác để có sự thay đổi đột phá trong tiến trình hạ giá thành nuôi tôm tại Việt Nam.

Theo ông Lê Văn Quang, những năm qua giá thành nuôi tôm quá cao nên người nuôi tôm không dám đầu tư. Sự hợp tác 3 bên này giúp giảm giá thành trang thiết bị ao nuôi lên tới 30% nên người dân sẽ phấn khởi mạnh dạn đầu tư. Hiện, theo công nghệ của Minh Phú, đầu tư nuôi tôm ao nổi tỷ lệ thành công lên tới 95%, vượt xa ao đất. "Tôi đã 'đấu tranh' với cả Hòa Phát và Tiền Phong để thuyết phục họ cắt giảm giá thành vật liệu, kết hợp với Minh Phú để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng cho tôm XK. Khi làm được những việc này, cả ba đơn vị chúng tôi đều cảm thấy rất vui và hạnh phúc vì ngoài lợi ích của doanh nghiệp, chúng tôi hợp tác để hướng tới lợi ích quốc gia, lợi ích cho sự phát triển của toàn ngành tôm Việt Nam", ông Lê Văn Quang nói.

Theo ông Trần Bá Phúc, Chủ tịch HĐQT Công ty Nhựa Tiền Phong, sự hợp tác này sẽ mở ra hướng mới, đem lại sự phát triển của 3 bên. Đây là một cú huých phát triển cho Nhựa Tiền Phong năm 2019 và các năm tiếp theo, khẳng định thương hiệu Tiền Phong khi là nhà cung cấp 100% ống nhựa cho các dự án sắp tới của Minh Phú. Cả 3 đơn vị đã tìm thấy tiếng nói chung, cùng giảm chi phí giá thành sản phẩm.

Liên kết để phát triển

Theo đánh giá của các doanh nghiệp thủy sản, xu hướng hiện đại mà nhiều nước trên thế giới đang thực hiện là tăng cường kiểm soát theo chuỗi sản xuất, truy xuất nguồn gốc, chú trọng vào các khâu trước chế biến. Nhưng hiện tại việc kiểm soát chất lượng, an toàn thủy sản xuất khẩu ở Việt Nam, bản thân doanh nghiệp không đủ khả năng để kiểm soát quá trình sản xuất nguyên liệu như: Chất lượng con giống, việc sử dụng các hóa chất, kháng sinh cấm trong quá trình nuôi, cũng như việc bơm tạp chất... Vì vậy, rất cần sự liên kết, hợp tác để cùng phát triển.

Để phát triển mặt hàng xuất khẩu chủ lực là cá tra, Công ty TNHH Thủy sản Biển Đông - nhà sản xuất chế biến cá tra xuất khẩu và Tập đoàn H&N - nhà nhập khẩu cá tra thành phẩm vào thị trường Mỹ đã có sự hợp tác trong chế biến và XK cá tra. Theo đó, Công ty Biển Đông và Tập đoàn H&N hợp tác hỗ trợ tối đa cho người nuôi cá về đầu ra sản phẩm, kỹ thuật nuôi, đồng thời sẽ tiếp tục mời các nhà khoa học nghiên cứu tìm phương pháp chữa bệnh cho cá. Công ty Biển Đông có vùng nuôi được đầu tư mở rộng và có nhiều năm liền kinh nghiệm XK cá tra qua thị trường Mỹ với sản phẩm chất lượng cao. Việc hợp tác 3 nhà sẽ giúp công ty XK và nuôi trồng theo tiêu chuẩn Global GAP, BAP giúp đảm bảo được sản phẩm đầu - cuối chất lượng cao, uy tín trên thị trường.

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tổng cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ký kết Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2018 – 2023 về viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông. Thông qua thỏa thuận này, VNPT hợp tác với Tổng cục Thủy sản triển khai ứng dụng CNTT, viễn thông, viễm thám vào quản lý nguồn lợi thủy sản, tàu cá, môi trường nuôi, nuôi trồng thủy sản, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động sản xuất trên biển và chống khai thác bất hợp pháp.

Một dự án có tổng vốn đầu tư 1,75 triệu USD cũng được Tổng cục Thủy sản, VASEP, Hội nghề cá Việt Nam và Tổ chức sáng kiến thương mại bền vững ký kết vào cuối tháng 8/2018 nhằm hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại Đồng bằng sông Cửu Long giúp các DN nuôi trồng thủy sản đảm bảo giám sát tốt chuỗi sản xuất XK tôm và cá tra. Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam cho biết, dự án nhằm quản lý hai ngành hàng thủy sản chủ lực là cá tra và tôm nước lợ tốt hơn. Góp phần công khai minh bạch quy trình sản xuất, năng cao giá trị, chất lượng sản phẩm. Đồng thời, tập hợp các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc của một số thị trường nhập khẩu chính như Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản và cung cấp cho DN thông qua đào tạo, tập huấn. Ngoài ra, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu thị trường. Đây là một ví dụ điển hình của mô hình hợp tác công- tư nhằm huy động và phối hợp nguồn lực từ khối nhà nước và tư nhân để giải quyết các thách thức đối với sự phát triển bền vững của ngành thủy sản Việt Nam, hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm XK.

Năm 2018, ngành Thủy sản đặt mục tiêu tốc độ tăng giá trị thủy sản đạt từ 5,3% đến 5,8%; tổng sản lượng thủy sản đạt 7 - 7,5 triệu tấn. Dự báo đến cuối năm XK thủy sản sẽ đạt gần 9 tỷ USD. Tuy nhiên, một số mặt hàng thủy sản Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn khi thâm nhập thị trường ngoài nước, nhất là những nước đòi hỏi chất lượng cao như Mỹ, Anh... có những đơn hàng vẫn bị trả về do không đạt yêu cầu về chất lượng, mẫu mã. Điều này đặt ra bài toán cho các DN chế biến thủy hải sản, đơn vị nuôi trồng phải liên kết cải tiến chất lượng, đáp ứng nhu cầu của những thị trường khó tính.