您现在的位置是:Empire777 > Ngoại Hạng Anh

【keo bong da bet88】Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ tăng tới 95,4%

Empire7772025-01-10 16:25:50【Ngoại Hạng Anh】2人已围观

简介Cân bằng lợi ích là mấu chốt đảm bảo tính bền vững cho xuất khẩu lâm sảnTăng chế biến sâu: Lối mở ch keo bong da bet88

Cân bằng lợi ích là mấu chốt đảm bảo tính bền vững cho xuất khẩu lâm sản
Tăng chế biến sâu: Lối mở cho xuất khẩu nông sản
Không kiểm soát tốt tính hợp pháp gỗ nhập khẩu: Xuất khẩu gỗ chịu rủi ro
1155-gy-2
Ảnh minh hoạ. Ảnh: Nguyễn Thanh

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 4 tháng đầu năm 2021 đạt 5,2 tỷ USD, tăng 56,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu riêng sản phẩm gỗ đạt 4,02 tỷ USD, tăng 75,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn tiếp tục bùng phát mạnh trở lại, nhưng hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ là ngành hàng xuất khẩu chủ lực với tốc độ tăng trưởng cao.

Tuy nhiên, nếu lượng đơn hàng quá lớn thì khả năng đáp ứng của nhiều doanh nghiệp bị hạn chế. Bên cạnh đó, chi phí sản phẩm tăng cao do nguồn cung nguyên liệu bị gián đoạn bởi dịch Covid-19, khiến giá gỗ nguyên liệu tăng mạnh ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp.

Ở góc độ thị trường, hầu hết gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu tới các thị trường chính đều trong tăng trong 4 tháng đầu năm 2021. Trong đó, đáng chú ý nhất là xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ tăng rất mạnh, đạt 3,12 tỷ USD, tăng 95,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Tiếp theo là thị trường Canada, Hà Lan, Australia, Pháp và Đức, trong đó trị giá xuất khẩu sang Canada đạt 83,66 triệu USD, tăng 58,3% so với cùng kỳ năm 2020.

“Tốc độ tăng trưởng nhanh sang thị trường Canada mang lại nhiều rủi ro đối với ngành gỗ. Cụ thể, từ ngày 5/5, ngoài 7 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bị Canada áp thuế bán phá giá và trợ cấp với sản phẩm ghế ngồi bọc nệm từ 17,44 % - 89,77%, tất cả các công ty còn lại khi xuất khẩu mặt hàng này sang Canada đều bị áp mức thuế 101,5%”, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho hay.

Xung quanh câu chuyện tăng trưởng xuất khẩu sang một số thị trường, điển hình như Mỹ có thể khiến ngành gỗ Việt phải đối mặt ngày càng nhiều các vụ kiện phòng vệ thương mại, trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) phân tích, Mỹ và các nước khác đều có quy định pháp luật rõ ràng đối với vấn đề phòng vệ thương mại.

Khi xuất khẩu mặt hàng gỗ vào Mỹ tăng trưởng quá nhanh trên 2 con số, có thể sản phẩm sẽ thuộc diện điều tra.

Năng lực sản xuất ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đang tăng. Trong khi đó, nhu cầu của Mỹ rất lớn, 2 yếu tố cộng hưởng vào khiến tăng trưởng xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam sang Mỹ đạt trên 2 con số trong thời gian qua.

Năm 2020, trị giá xuất khẩu sang Mỹ chiếm 56% tổng trị giá xuất khẩu toàn ngành, quý 1/2021 con số này là trên 60%. Đây là sự cộng hưởng chưa thật sự bền vững trong giai đoạn hiện nay khi trong 150 thị trường xuất khẩu gỗ và lâm sản, riêng thị trường Mỹ đã chiếm tỷ trọng trên 60%.

“Phải khẳng định rằng, thị trường Mỹ có sức tiêu thụ lớn, nhu cầu lớn nên chiếm thị phần cao trong xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam là điều dễ hiểu, thuận mua vừa bán theo kinh tế thị trường. Tuy nhiên, đúng là cơ cấu thị trường hiện nay chưa hẳn hợp lý và có thể ảnh hưởng đến tính bền vững trong trong tương lai”, ông Điển nói.

Lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp cũng khẳng định, Việt Nam luôn biết điều này và đây sẽ là bài toán được cải thiện trong giai đoạn tới. Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ tướng phê duyệt ngày 1/4/2021, cũng đề cập tới vấn đề này.

Trên thực tế thời gian qua, ngành lâm nghiệp cũng đã nỗ lực, có những cảnh báo, khuyến cáo doanh nghiệp nên đa đạng hóa, mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu sang đối tác khác có tiềm năng với dòng gỗ hợp pháp. Điều này sẽ tiếp tục được thúc đẩy trong thời gian tới.

很赞哦!(22741)