Thưa ông,ảAnhĐặtmụctiêuhàilòngcủakháchhànghơnlợinhuậnđơnthuầlịch thi bóng đá hôm nay và ngày mai khởi nghiệp hiện là cụm từ được nhắc tới nhiều nhất trong cộng đồng DN. Với cương vị là một DN thời trang khởi nghiệp được 3 năm, ông có thể chia sẻ đôi điều về thuận lợi cũng như thách thức khi CAESA khởi nghiệp, bắt đầu bước vào ngành công nghiệp thời trang Việt Nam?
Cảm hứng xây dựng startup về thời trang đến với tôi khi tôi nhận thấy một nhu cầu lớn của thị trường, khi hầu hết các dòng sản phẩm thời trang nam đều quá đắt hoặc quá rẻ, phân khúc ở giữa lại có rất ít lựa chọn. Mặt khác, việc định vị thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng của các doanh nghiệp thời trang lúc này đều chưa rõ ràng, tức là chúng ta đang nhận thấy các doanh nghiệp chỉ tập trung cho việc sản xuất, quảng bá, phân phối và bán lẻ mà không quan tâm đến sự trải nghiệm của người dùng để tự hình thành cộng đồng khách hàng riêng cho doanh nghiệp.
Từ đó chúng tôi nhìn thấy rõ ràng phân khúc đối tượng khách hàng mà CAESA cần hướng tới, là những khách hàng công sở văn phòng có nhu cầu sử dụng sản phẩm hàng chất lượng nhưng với mức giá hợp lý, cùng với đó mối quan hệ của CAESA và khách hàng không đơn thuần là việc mua bán rồi xong mà là cả quá trình xây dựng mối quan hệ tương tác giữa các bên.
Theo đó, khách hàng có quyền đổi trả hàng hoá miễn phí nếu như không hài lòng và CAESA sẵn sàng lắng nghe và giải quyết các vấn đề mà khách hàng đăng gặp phải.
Để xây dựng một cộng đồng hơn 3.000 khách hàng trung thành và yêu thích một thương hiệu mới trong khoảng thời gian 3 năm không hề dễ, và họ luôn là những người đầu tiên trải nghiệm những mẫu sản phẩm mới của chúng tôi. Có thể nói với quy mô này, thời điểm này chúng tôi tự tin 100% các khách hàng đang sử dụng sản phẩm của CAESA đều hài lòng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà chúng tôi mang lại, bởi vì ở CAESA chúng tôi đề cao sự trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng hơn mục tiêu lợi nhuận đơn thuần.
Về khó khăn mà chúng tôi nhận thấy đó là thời trang cũng là lĩnh vực cần đầu tư tiền nhiều nhưng dòng tiền lưu chuyển lại rất thiếu ổn định. Các chi phí như mặt bằng và chi phí thuê mặt bằng chính là một trong những lý do quan trọng, thông thường chi phí thuê mặt bằng luôn chiếm khoảng 30% doanh thu cửa hàng, rồi các chi phí quản lý, lương nhân viên, điện nước, tồn kho. Nếu sản phẩm bị tồn kho, chi phí càng lớn và công ty chỉ có thua lỗ. Một thách thức khác là vòng đời các sản phẩm thời trang quá ngắn.
Được biết, hiện CAESA hoạt động chưa có lãi trong vòng 3 năm liên tiếp, vậy có lúc nào ông cảm giác nản chí và muốn dừng lại? Và để vượt qua khó khăn ở giai đoạn đầu, động lực nào là quan trọng nhất để ông cố gắng chèo lái và phấn đấu? Trong quá trình phát triển của mình, đối tượng khách hàng chủ đạo mà DN hướng tới là ai, tiêu chí cũng như mục tiêu kinh doanh tối cao mà CAESA hướng tới là gì?
Cho tới bây giờ, CAESA vẫn chưa có lãi. Nhưng mục tiêu hoà vốn của chúng tôi là hết năm 2019 và từ năm 2020 CAESA sẽ bắt đầu có lãi khi quy trình sản xuất khép kín, hoàn thiện chuỗi cung ứng, hệ thống store kênh phân phối, marketing, bán hàng... đều đã hoàn thiện. Công ty cũng phát triển thêm nhiều giải pháp bán hàng trực tiếp tập trung hướng vào sự trải nghiệm của người dùng và có thể sẽ triển khai thêm những dự án mới, chúng tôi chấp nhận đi đường vòng, đường ngách để giành lại thị trường.
Chúng tôi cho rằng để đầu tư bài bản cho một thương hiệu có thể tồn tại được ở môi trường kinh doanh hấp dẫn những đầy thách thức như thời trang ở Việt Nam hiện nay thì khoảng thời gian 5 năm là hợp lý, và với chiến lược phát triển bền vững chúng tôi sẵn sàng chờ đợi để bứt tốc.
Đầu tư lỗ trong khoảng thời gian này là sự chủ động từ phía doanh nghiệp chứ không phải là kết quả hoạt động kinh doanh không như ý muốn, mà ngược lại hệ thống đang vận hành rất tốt và đạt được các chỉ tiêu mà cổ đông đưa ra.
Chúng tôi biết mình ở đâu và cần định vị mình như thế nào nên quá trình vận hành và xây dựng thương hiệu Thời trang CAESA mang đến cho tôi nhiều cảm hứng. Trong kinh doanh, có nhiều lúc, nhiều thời điểm sẽ gặp khó khăn, song dù trong hoàn cảnh nào cũng vui vẻ đối diện và vượt qua, vì giá trị thương hiệu và tinh thần mà CAESA hội tụ được đã là một nguồn năng lượng tuyệt vời đối với bản thân tôi.
Xuyên suốt ngay từ những ngày đầu hoạt động môi trường doanh nghiệp CAESA chúng tôi xác định khách hàng là lõi duy nhất của công ty, không chỉ mang đến cho khách hàng sự trải nghiệm giá trị thông qua chất lượng từng sản phẩm hay những dịch vụ chăm sóc sau bán hàng đặc biệt mà chúng tôi mong muốn sẽ xây dựng nên một hệ sinh thái mà ở đó khách hàng họ tự hào với chính những món đồ họ đang khoác lên mình và cũng là những người hiểu triết lý kinh doanh của CAESA như những người bạn.
Thị trường thời trang trong nước với 90 triệu dân được coi là thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia kinh tế, ngành công nghiệp này đang gặp phải những khó khăn nội tại nhất định. Về phía CAESA, khó khăn lớn nhất mà DN đang phải đối mặt là gì từ cả khách quan và chủ quan, thưa ông?
Thực tế, Với hơn 90 triệu dân và tốc độ tăng trưởng trung bình 15 - 20%, Việt Nam đang là thị trường thời trang lớn, nhưng việc các thương hiệu Việt chỉ lo tập trung vào gia công xuất khẩu nên đã bị lép vế trước các thương hiệu ngoại.
Chuyện xây dựng được thương hiệu thời trang Việt Nam không hề dễ dàng. Chúng ta hoàn toàn may được những sản phẩm mà các thương hiệu quốc tế bán trên thị trường Việt Nam, thậm chí hàng còn cao cấp hơn với giá chỉ bằng 60%, song định vị thương hiệu thời trang Việt Nam trên bản đồ thời trang thế giới được hay không lại là chuyện khác".
Khó khăn lớn nhất là thương hiệu thời trang Việt có quy mô quá nhỏ, chưa định vị được hình ảnh trong tâm trí người tiêu dùng và có phần mờ nhạt trong môi trường kinh doanh được đánh giá là khốc liệt nhất hiện nay.
Thời trang cũng là lĩnh vực cần đầu tư tiền nhiều nhưng dòng tiền lưu chuyển lại rất thiếu ổn định. Các chi phí như mặt bằng và chi phí thuê mặt bằng chính là một trong những lý do quan trọng, thông thường chi phí thuê mặt bằng luôn chiếm khoảng 30% doanh thu cửa hàng, rồi các chi phí quản lý, lương nhân viên, điện nước, tồn kho. Nếu sản phẩm bị tồn kho, chi phí càng lớn và công ty chỉ có thua lỗ. Một thách thức khác là vòng đời các sản phẩm thời trang quá ngắn.
Tuy nhiên, trong chiến lược phát triển dài hơi của CAESA, thì đây mới chỉ là thời điểm bắt đầu. Thị trường thời trang dù đã có sự phát triển khá mạnh, nhưng mới chỉ là câu chuyện đáp ứng nhu cầu về xu hướng. Sự phát triển của thời trang thời gian tới không chỉ phục vụ nhu cầu về xu hướng, mà phải hướng đến mức giá thành phù hợp với số đông, bên cạnh những đòi hỏi khắt khe về chất lượng và dịch vụ cung ứng phải làm sao để mang lại sự trải nghiệm từ đó khẳng định cá tính của người dùng. Đó cũng là bài toán mà CAESA đặt ra và đang dần tìm ra lời giải.
Được biết, ngoài công việc kinh doanh, ông còn rất nhiệt tình tham gia các hoạt động từ thiện. Tuy nhiên, việc vừa kinh doanh vừa làm từ thiện hiện không hiếm, được rất nhiều CEO Việt thực hiện. Một số ý kiến cho rằng, CEO Việt từ thiện là để PR cho hoạt động kinh doanh, ông có ý kiến gì về quan điểm này? Và về phía ông, hai phạm trù này có song hành?
Cần được hiểu rõ là vì nhờ nhân duyên trong các chuyến đi từ thiện mà tôi tổ chức trước đây để có được một CAESA lan toả triết lý giá trị cộng đồng như bây giờ. Từ những đối tác nhà máy lớn hay các cổ đông chúng tôi tìm đến nhau và hoà hợp được với nhau cùng phát triển nhờ hai chữ “Nhân duyên” trong nhà Phật.
Làm từ thiện là nhân duyên, nếu xem đó là trách nhiệm của mỗi người thì ai cũng có thể làm được nhưng không phải ai cũng có đủ nhân duyên để làm. Có những người ban đầu rất thích thú và nhiệt huyết khi làm từ thiện nhưng gặp phải một chướng ngại nào đó làm cho họ mất niềm tin, vậy là họ không muốn làm từ thiện nữa, vì niềm tin đổ vỡ. Đó là họ chưa đủ nhân duyên để tiếp tục làm từ thiện.
Làm từ thiện không phải dễ, thích là làm mà không thích là thôi. Vì bản chất của việc làm từ thiện là để sửa đổi chính bản thân mình chứ không phải là đem những vật chất giới hạn để cho đi.
Nếu so sánh những gì người khó khăn cần với những gì ta cho đi nó sẽ chẳng thấm vào đâu, nói như vậy để người làm từ thiện đừng quá tự hào vì những gì mình làm được, đừng nghĩ rằng mình đang đi cho người khác trong khi chính bản thân mình đang được nhận rất nhiều từ việc làm đó, nhận thấy mình vẫn còn hạt giống của lòng thương yêu, chia sẻ mà trong cuộc sống đôi khi nhiều người quên mất rằng mình đang có.
Có một câu nói tôi luôn thích và cố gắng học theo đó là: "Tôi đã từng học rằng, mỗi lần được chia sẻ nỗi đau của người đang trong cơn tuyệt vọng, cũng là lúc tôi cảm nhận được mình là người có ý nghĩa trong cuộc sống này. Tôi đã từng hiểu rằng, khi biết yêu thương và gieo hy vọng cho người khác, bản thân tôi cũng sẽ cảm thấy yêu cuộc sống này hơn".
Bên cạnh đó, tôi tâm niệm rằng, hãy làm từ thiện bằng suy nghĩ đó là cái nghiệp của mình chứ không phải nghề của mình. Mọi hạnh phúc hay khổ đau diễn ra trong cuộc sống đều bắt đầu bằng cảm xúc và niềm tin. Con người thường tìm đến tâm linh để giải tỏa mọi khổ đau mà họ đang đón nhận, khi xem là nghiệp thì người làm từ thiện sẽ dùng Tâm của mình để đối diện và thực hiện. Khi xem là nghề thì đó là một công việc và công việc này tốt hay dở phụ thuộc phần lớn vào ý thức và trách nhiệm của người làm nó.
Xin cảm ơn ông!