【soi kèo tigres uanl】Thị trường chứng khoán còn nhiều dư địa để phát triển
Nhiều yếu tố tích cực hỗ trợ
Trong báo cáo chiến lược được công bố mới đây,ịtrườngchứngkhoáncònnhiềudưđịađểpháttriểsoi kèo tigres uanl Công ty Chứng khoán Agriseco Research đánh giá quý II nền kinh tế phục hồi khá mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, với GDP đạt 7,72% so với cùng kỳ, mức cao nhất trong hơn 10 năm qua kể từ năm 2011 nhờ sự tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp và đà phục hồi của khu vực du lịch.
Xét trong hai quý cuối năm, các chuyên gia Agriseco cho rằng, đà tăng trưởng vẫn sẽ duy trì trên mức 7% trong bối cảnh tăng trưởng từ mức thấp năm 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh tại các vùng kinh tế trọng điểm. Điều này cũng phù hợp với xu hướng đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng về nửa cuối năm như đã diễn ra suốt nhiều năm qua. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Chính phủ 6% - 6,5% trong năm nay là khả thi trừ khi xuất hiện biến cố lớn ảnh hưởng mạnh tới các hoạt động thương mại.
Bên cạnh đó, yếu tố chính của tăng trưởng kinh tế đến từ hoạt động bán lẻ và du lịch đang có nhiều tín hiệu phục hồi sau dịch; mảng tiêu dùng dự báo sẽ có khả năng hồi phục trong các tháng tới nhờ sức cầu tiêu dùng khi nền kinh tế mở cửa hoàn toàn, hoạt động lưu trú, ăn uống và lữ hành tăng mạnh khi đường bay quốc tế được mở lại. Cùng với đó, tiềm năng thu hút dòng vốn FDI nhờ gói hỗ trợ lãi suất, việc đẩy mạnh đầu tư công và tiềm năng thu hút FDI của Việt Nam sẽ tiếp đà cho nhiều doanh nghiệp hưởng lợi, nắm bắt cơ hội, cũng như những điểm sáng từ xuất khẩu.
Đồ họa: Thế Dương |
Về áp lực lạm phát, các chuyên gia cho rằng lạm phát tại Việt Nam có thể tăng nhưng khả năng vẫn đảm bảo kiểm soát dưới 4%. Theo đó, giá nhiên liệu thế giới và giá cả hàng hóa đang hạ nhiệt kỳ vọng sẽ giúp điều tiết lạm phát cả năm 2022 và đảm bảo mục tiêu dưới 4%. Đồng thời, Chính phủ đang nỗ lực thực hiện các biện pháp điều tiết lạm phát như giảm thuế bảo vệ môi trường xăng dầu; tiếp tục giảm tiền điện, nước và học phí.
Từ những phân tích trên, các chuyên gia phân tích của Agriseco giữ nguyên dự báo tăng trưởng lợi nhuận toàn thị trường trong báo cáo chiến lược đầu tư năm 2022, với mức tăng đạt khoảng 25% - 30% so với cùng kỳ. Động lực đến từ các doanh nghiệp tiếp tục giữ đà hồi phục về lợi nhuận so với mức nền thấp của quý II và quý IV/2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh, tiêu biểu là các nhóm dầu khí, bán lẻ, thực phẩm đồ uống, du lịch, tiện ích. Đồng thời, gói hỗ trợ lãi suất, việc đẩy mạnh đầu tư công và tiềm năng thu hút FDI của Việt Nam sẽ tiếp đà cho nhiều doanh nghiệp hưởng lợi và nắm bắt cơ hội.
Nhìn nhận về thị trường chứng khoán, đội ngũ phân tích cho rằng sau khi đã giảm khoảng 20% kể từ đầu năm, mặt bằng định giá của thị trường cũng như nhiều nhóm cổ phiếu đang trở nên hấp dẫn, phù hợp cả trong trading ngắn hạn lẫn đầu tư dài hạn. Ngoài ra các chuyên gia đánh giá, Việt Nam nằm trong nhóm các nền kinh tế đang phát triển có triển vọng tăng trưởng tích cực. Từ đó, thị trường chứng khoán còn nhiều dư địa để phát triển hơn nữa trong tương lai.
Có thể điều chỉnh trước áp lực chốt lời
Trong khi đó, các chuyên gia phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán Yuanta đánh giá, xu hướng dài hạn của thị trường ở mức trung tính. Đồng thời, dự báo chỉ số VN-Index có thể sẽ hồi phục về gần vùng kháng cự 1.388 – 1.418 điểm và đồ thị giá của chỉ số VN-Index đang trong giai đoạn tích lũy dài hạn, nên dự báo chỉ số VN-Index có thể sẽ ít biến động hoặc tăng nhẹ trong tháng 8/2022. Một điểm tích cực nữa ở khối ngoại là nhóm này đã duy trì tỷ lệ sở hữu trên 20% ở HSX, HNX là 6% và ở UPCoM là 4%. Dòng vốn toàn cầu tiếp tục duy trì tích cực ở Việt Nam trong khi bán ròng ở một số quốc gia khác như Indonesia, Trung Quốc.
Trao đổi với phóng viên TBTCVN, ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc phân tích khối khách hàng cá nhân của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho biết, thời gian qua có nhiều nhà đầu tư bị lỗ nặng nên họ có tâm lý khá thận trọng. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến nhận định thị trường chỉ phục hồi ngắn hạn chứ chưa phải tăng trưởng dài hạn nên nhiều nhà đầu tư không dám gia nhập thị trường, hoặc nếu có thì chỉ dùng tiền mặt để mua bán chứ chưa dùng margin. Điều này lý giải vì sao giá trị giao dịch trên thị trường vẫn còn khá thấp.
Ưu tiên chiến lược phòng thủTheo các chuyên gia, về chiến lược đầu tư trong giai đoạn hiện tại, nhà đầu tư nên có chiến lược phòng thủ là chính, tỷ trọng nắm giữ tài sản an toàn như tiền mặt, tiền gửi có độ ưu tiên cao. Ngoài ra, các nhà đầu tư dài hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức cân bằng và chỉ nên xem xét tích lũy cổ phiếu với tỷ trọng thấp. Trong giai đoạn cuối năm có thể cân nhắc xem xét gia tăng tỷ trọng nhóm cổ phiếu ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát hay nhóm cổ phiếu ngân hàng. |
Về diễn biến của thị trường thời gian tới, ông Minh dự báo trước mắt thị trường chứng khoán vẫn trong xu hướng tăng nhưng vùng cản 1.260-1.285 điểm của VN-Index khá lớn, dòng tiền đang suy yếu dần do có nhiều cổ phiếu tăng giá đợt này đang gặp áp lực chốt lời. Do đó, thị trường có thể sẽ điều chỉnh trước khi trở lại xu hướng tăng.
“Tác động bên ngoài, thời điểm ào ạt tăng lãi suất của FED cũng qua đi, giảm bớt tác động về mặt tâm lý đối với nhà đầu tư, ngoài ra dự kiến lạm phát sẽ hạ nhiệt vào cuối năm khiến tâm lý nhà đầu tư an tâm hơn khi gia nhập thị trường, đó là lý do chính khiến dòng tiền quay trở lại nhưng chưa mạnh bởi những rủi ro trong trung hạn còn lớn. Còn tại Việt Nam, điều hành vĩ mô hiện nay của Chính phủ là ưu tiên kiềm chế lạm phát, không để dòng tiền nóng vào các lĩnh vực không phải sản xuất nên dòng tiền trở lại chứng khoán không nhiều, trong khi room tín dụng của các ngân hàng vẫn hạn hẹp thì chắc chắn thị trường còn thăm dò, giao dịch thận trọng”, ông Minh phân tích.