Đến tháng 3/2023,ộphụnữthoátnghèotừnguồnvốnvayngânhàngchínhsábang xep hang giai tbn toàn tỉnh có 1249 tổ tiết kiệm và vốn vay với 51.803 thành viên vay vốn, tổng dư nợ hơn 2.192 tỷ đồng.
Hàng năm, hội LHPN các cấp đều tổ chức tập huấn bồi dưỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cho 100% cán bộ quản lý ủy thác và tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV). Kiểm tra, giám sát hoạt động ủy thác theo hợp đồng ủy nhiệm; ban hành quyết định phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ phụ trách chương trình và phụ trách địa bàn, định kỳ kiểm tra các nội dung nhận ủy thác, hoạt động của tổ TK&VV, người vay vốn... qua đó kịp thời phát hiện và hướng dẫn công tác thống kê, theo dõi kết quả hoạt động ủy thác.
Các cấp hội duy trì tốt mô hình tiết kiệm “Đổi ngày công con giống”, “Hũ gạo tình thương”, “Nuôi heo đất”, “Ống tre tiết kiệm”…nhằm hỗ trợ cho cán bộ, hội viên, phụ nữ nghèo, phụ nữ khó khăn. Nhiều phụ nữ khởi nghiệp chủ động phối hợp với các doanh nghiệp để giới thiệu các đặc sản do phụ nữ sản xuất ra thị trường trong và ngoài nước. Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh đã thành lập được 6 Hợp tác xã, 15 tổ hợp tác, 91 tổ liên kết do phụ nữ hỗ trợ thành lập. Năm 2022, toàn tỉnh có 320 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ thoát nghèo.
');this.closest('table').remove();"> |
Nhiều mô hình hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp |
Hội nghị cũng đã chỉ ra một số hạn chế như các cấp Hội còn lúng túng trong cách làm, chưa chủ động trong tham mưu, xây dựng kế hoạch thực hiện. Chủ yếu tập trung công tác tuyên truyền; còn khó khăn trong phát hiện nhân tố có nhu cầu, mong muốn khởi nghiệp; cách thức hỗ trợ còn dàn trải. Điều kiện, nguồn lực để triển khai thực hiện còn thiếu, nhất là về kinh phí ở cấp cơ sở. Trình độ một bộ phận phụ nữ còn hạn chế trong việc sử dụng công nghệ để quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường; đăng ký thương hiệu và các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm nên khả năng cạnh tranh không cao; thiếu yếu tố sáng tạo trong sản phẩm và mô hình kinh doanh.