Tại Hội thảo “Góp ý cho dự thảo của thông tư về quản lý,ấuchốtvẫnlàtruyxuấtnguồngốcsảnphẩmvàtínhpháplýtronggiaodịgiải ngoại hạng scotland truy xuất nguồn gốc lâm sản” do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam và Tổ chức Forest Trends tổ chức ngày 16/9, ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nêu hiện tượng, thực tế hiện nay cho thấy các doanh nghiệp có các sản phẩm gỗ xuất khẩu có sử dụng gỗ rừng trồng đang gặp phải khó khăn trong việc hoàn thuế GTGT. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là các ách tắc trong việc xác định nguồn gốc gỗ rừng trồng và tính pháp lý trong các giao dịch ở các khâu trung gian trong chuỗi cung ứng.
“Ách tắc này xảy ra bởi một số diện tích rừng hiện còn thiếu các bằng chứng pháp lý về nguồn đất đai. Ví dụ, đất còn thiếu sổ đỏ, đất có tranh chấp, diện tích đất trên sổ khác với diện tích thực tế, đất mua đi bán lại giữa các bên theo hình thức không chính thống, chưa sang tên đổi chủ chính thức… Ách tắc cũng xảy ra khi các bên tham gia khâu trung gian của chuỗi không thực hiện đúng với các quy định hiện hành về hồ sơ lâm sản và trách nhiệm về thuế trong các giao dịch của mình. Kết quả là một số doanh nghiệp xuất khẩu phải tìm cách hợp pháp hóa đầu vào nguyên liệu của mình. Một số doanh nghiệp tắc trong việc xin hoàn thuế” - ông Lập nói.
Sản xuất, chế biến gỗ rừng trồng. Ảnh: Khánh Linh |
Làm rõ thêm về vấn đề này, TS. Tô Xuân Phúc - chuyên gia phân tích của Tổ chức Forest Trends cho biết, hiện nay nhiều doanh nghiệp không thể thực hiện được việc hoàn thuế GTGT, đặc biệt đối với các đơn vị sử dụng lượng gỗ nguyên liệu đầu vào lớn như dăm gỗ và viên nén. Tùy thuộc vào quy mô xuất khẩu của các doanh nghiệp, số tiền thuế cần hoàn một số đơn vị ở mức từ vài tỷ đồng lên tới vài chục tỷ đồng mỗi tháng. Khó khăn chính trong việc hoàn thuế GTGT của các doanh nghiệp là quá trình kiểm tra các bằng chứng pháp lý trong các giao dịch của chuỗi cung gỗ rừng trồng, đặc biệt đối với các đơn vị xuất khẩu dăm, viên nén có sử dụng lượng gỗ nguyên liệu lớn.
“Lý do cơ quan quản lý thuế tăng cường thanh tra, kiểm tra việc hoàn thuế GTGT của các đơn vị xuất khẩu là bởi các đơn vị này mua nguyên liệu đầu vào từ các đơn vị không có, hoặc thiếu các bằng chứng chứng minh cho tính hợp pháp trong các giao dịch. Cụ thể, các cá nhân, đơn vị tham gia tại các khâu trung gian trong chuỗi cung hoạt động tự phát, không đăng ký kinh doanh, hoặc có đăng ký kinh doanh nhưng không khai báo và nộp thuế GTGT và thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Thông tư 219/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT và Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính dẫn việc tính thuế thu nhập cá nhân” - ông Phúc nêu rõ.
Để giải quyết tính hợp pháp trong các giao dịch, cũng như tạo thông thoáng trong quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cùng Tổ chức Forest Trends khuyến nghị cần chuyển đổi hình thức sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ của các cá nhân, hộ tham gia từ đầu chuỗi cung ứng theo hình thức tự phát, phi chính thống như hiện nay sang hình thức chính thống như hộ kinh doanh cá thể hoặc hợp tác xã nông - lâm nghiệp.
Việt Nam hiện đang có khoảng 4,4 triệu ha rừng trồngTheo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, hiện đang có khoảng 4,4 triệu ha rừng trồng, con số này bao gồm trên 1 triệu ha rừng trồng của 1,1 triệu hộ gia đình. Hàng năm các diện tích này đang cung cấp khoảng trên dưới 30 triệu m3 gỗ quy tròn. Nguồn gỗ này hiện có vai trò quan trọng nhất trọng nhất trong các cung gỗ đầu vào cho một đội ngũ đông đảo các doanh nghiệp trong ngành, bao gồm các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ, các doanh nghiệp sử dụng gỗ rừng trồng làm đồ gỗ nội địa, các doanh nghiệp xuất khẩu dăm, viên nén và ván ép, ván bóc. |
Các ý kiến cho rằng, hiện nhiều bên tham gia chuỗi cung ứng gỗ rừng trồng, đặc biệt là các bên ở phía đầu chuỗi thường là hộ gia đình, có quy mô sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, hoạt động tự phát, không đăng ký kinh doanh và thường không khai báo thuế và không nộp thuế. Các đơn vị phía sau của chuỗi thường có quy mô lớn hơn, hoạt động ở dạng các hộ kinh doanh cá thể, hoặc các doanh nghiệp. Do các bên tham gia phía đầu chuỗi thường thiếu các bằng chứng minh chứng cho tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu, thiếu các bằng chứng về các giao dịch, các bên tham gia phía cuối chuỗi bắt buộc phải hợp thức hóa nguồn nguyên liệu đầu vào của mình. Điều này dẫn đến tình trạng vi phạm trong việc tuân thủ với các quy định hiện hành về hồ sơ nguồn gốc lâm sản và các quy định về thuế.
Tuy nhiên, để chuyển đổi hình thức sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ của các cá nhân, các hộ đầu chuỗi cung ứng theo phương thức tự nguyện, không cưỡng ép, phía hiệp hội cho rằng, chính quyền địa phương cần có cơ chế hỗ trợ các hộ thực hiện việc chuyển đổi và coi việc hỗ trợ này là trách nhiệm của mình. Bên cạnh đó, chính quyền cần đưa ra các yêu cầu đơn giản, phù hợp với nhận thức, trình độ và hoàn cảnh của hộ và hỗ trợ toàn bộ các chi phí liên quan tới việc chuyển đổi của hộ… Đồng thời, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các hộ và các bên liên quan, bao gồm các bên có các hoạt động liên quan trực tiếp với hộ cần được tiến hành tại cả cấp địa phương và trung ương nhằm giúp hộ và các bên liên quan hiểu rõ được tầm quan trọng và lợi ích của việc chuyển đổi.
Không chỉ chuyển đổi hình thức kinh doanh, nhiều ý kiến cho rằng cần đơn giản hóa việc xác minh nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào của hộ. Ông Tô Xuân Phúc kiến nghị, khi xác minh nguồn gốc gỗ, chính quyền địa phương cần xác nhận tính hợp pháp của chủ hộ dựa trên các diện tích đất trồng trong ngắn hạn. “Trong dài hạn, cơ quan quản lý cần thực hiện cấp sổ, điều chỉnh sai sót giữa sổ và thực địa và hợp pháp hóa những diện tích canh tác lâu năm. Đây không chỉ đơn thuần là việc của chủ rừng, mà còn là minh bạch hóa nguồn đầu vào cho một ngành xuất khẩu tỷ USD" - ông Phúc nói.
Sửa đổi khung pháp lý có liên quan tới tính hợp pháp của gỗGỗ rừng trồng trong nước đang dần thay thế nguồn cung gỗ nhập khẩu, tuy nhiên, tính hợp pháp của nguồn gỗ này đang vấp phải nhiều vấn đề bất cập. Để tháo gỡ khó khăn này, hiện Việt Nam đang thực hiện việc sửa đổi khung pháp lý có liên quan tới tính hợp pháp của gỗ. Giữa tháng 8/2022 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đang soạn thảo Thông tư thay thế cho Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định về tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu rừng trồng nhằm tăng cường sự kiểm soát của chuỗi cung, bao gồm gỗ rừng trồng. Bộ đang thực hiện tham vấn với các nội dung của thông tư mới. Chính phủ cũng đã đồng ý phương án sửa đổi Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ. Đây là cơ hội tốt cho các bên tham gia chuỗi cung gỗ rừng trồng trong nước tham gia góp ý kiến cho bản dự thảo của thông tư. Theo ông Bùi Chính Nghĩa - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), mục tiêu hàng đầu của thông tư mới là tạo sự thông thoáng cho việc quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản, đồng thời đảm bảo hài hòa với các quy định của quốc tế. Dự thảo thông tư mới gồm 7 chương 40 điều và 3 phụ lục, trọng tâm là quản lý sản phẩm gỗ khai thác theo chuỗi. Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn từ Bộ NN&PTNT, ngành lâm nghiệp chủ trương quản lý chặt gỗ rừng tự nhiên, gỗ nhập khẩu, đồng thời khuyến khích xây dựng thương hiệu để truy xuất, quản lý gỗ bền vững. |