【kết quả trận spartak moscow】Bộ Y tế nói gì về kế hoạch tiêm vắc xin Covid
Trong cuộc họp ngày 18/6,ộYtếnóigìvềkếhoạchtiêmvắkết quả trận spartak moscow Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 yêu cầu, sau khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho các đối tượng ưu tiên xong và đạt miễn dịch cộng đồng, Bộ Y tế sẽ chuẩn bị cho các giai đoạn sau, khởi động cơ chế tiêm chủng mở rộng miễn phí và tiêm dịch vụ.
Tại Bàn tròn trực tuyến trên báo VietNamNet, Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho rằng, thông tin liên quan đến kế hoạch tiêm vắc xin ngừa Covid-19 dịch vụ được người dân rất quan tâm.
Theo ông Thuấn, hiện nguồn vắc xin từ Covax với gần 38,9 triệu liều sẽ dành để tiêm miễn phí cho hơn 19,4 triệu đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21 của Chính phủ.
Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn
Bên cạnh đó Việt Nam sẽ mở rộng tiêm cho công nhân để đảm bảo sản xuất, hiện đã có 30 triệu liều AstraZeneca của Công ty Vắc xin Việt Nam (VNVC), số vắc xin này đã được Chính phủ mua lại với giá phi lợi nhuận.
“Như vậy với những người không quá dư dả điều kiện đã được Đảng, Chính phủ lo miễn phí. Và để tăng nhanh nguồn cung, đa dạng hóa nguồn vắc xin, đa nguồn lực và đỡ cho ngân sách quốc gia, chúng tôi tin rằng chủ chương tiêm dịch vụ cũng hợp lý và Bộ Y tế sẽ đề xuất xem xét ở một thời điểm phù hợp”, Thứ trưởng Thuấn nhấn mạnh.
Thứ trưởng Thuấn nói thêm, hiện nguồn cung vắc xin Covid-19 đến tháng 9 năm nay vẫn rất hạn chế, nên Việt Nam tiếp tục ưu tiên tiêm vắc xin cho 9 nhóm đối tượng trong Nghị quyết 21.
Đồng thời theo chủ trương của Chính phủ vừa phòng chống dịch vừa đảm bảo kinh tế đạt mục tiêu kép nên công nhân trong các khu công nghiệp cũng được coi là chiến sĩ trên mặt trận kinh tế nên vắc xin cũng được ưu tiên cho nhóm này.
Tiêm vắc xin 2 loại khác nhau hiệu quả cao hơn
Trước thực trạng một số người dân có tâm lý chờ đợi các vắc xin Covid-19 ít tác dụng phụ hơn, Thứ trưởng Thuấn khuyên người dân không nên kén chọn, nếu thuộc đối tượng được tiêm thì nên tiêm ngay.
Hiện tại, một số nước đã nghiên cứu có thể dùng 2 loại vắc xin ở 2 thời điểm tiêm khác nhau. Ví dụ trước mắt có thể dùng vắc xin AstraZeneca, sau có thể dùng Pfizer và một số vắc xin khác.
Qua nghiên cứu, nhiều khi vắc xin khác hãng, khác dòng thậm chí hiệu quả miễn dịch còn cao hơn.
“Chúng tôi trân trọng đề nghị người dân chúng ta đừng quá kén chọn. Trước hết có vắc xin nào thì hãy vui lòng, có trách nhiệm thì tiêm vắc xin đó. Ngoài ra có vắc xin xin nhưng vẫn phải quan tâm và thực hiện đúng theo khuyến cáo vắc xin+ 5k của Bộ Y tế”, Thứ trưởng Thuấn khuyến cáo.
GS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thông tin thêm, đến nay không có vắc xin nào an toàn 100%.
GS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ
Vừa qua TP.HCM tiêm hơn 400.000 người, trong đó ghi nhận hơn 1.100 trường hợp gặp phản ứng phản vệ sau tiêm (15 trường hợp độ 3, 2 trường hợp độ 4), nếu tính trên tổng số mũi tiêm ở Việt Nam, tỉ lệ này tương đương với thế giới, hoàn toàn nằm trong tỉ lệ cho phép đã được WHO công bố với AstraZeneca cũng như một số vắc xin khác.
GS Đức Anh cho biết, nhiều nước Châu Âu và Mỹ đang thực hiện nghiên cứu kết hợp 2 loại vắc xin cho 2 mũi tiêm. Số liệu ở Tây Ban Nha cho thấy, nếu tiêm mũi 1 là AstraZeneca, mũi 2 là Pfizer cho kết quả đáp ứng miễn dịch rất tốt, thậm chí tốt hơn khi tiêm cùng một loại.
Ở Anh đang nghiên cứu mũi 2 tiêm các loại vắc xin khác như Moderna hoặc Sputnik… và số liệu bước đầu cũng rất khả quan.
“Do đó chúng tôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến Thứ trưởng, khuyến cáo người dân nếu chúng ta có vắc xin nào thì tiêm vắc xin đó vì phản ứng sau tiêm giữa các loại vắc xin có tỉ lệ gần như nhau và không có vắc xin nào tuyệt đối an toàn 100%”, GS Đức Anh khẳng định.
Trong cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo về công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 ngày 23/6 vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng giao Bộ Y tế nghiên cứu phương án tiêm mũi 2 cùng loại vắc xin hay 2 loại khác nhau dựa trên kinh nghiệm của thế giới.
Hiện nhiều quốc gia như Đức, Canada, Anh, Thụy Điển, Pháp, Tây Ban Nha… đã cho phép, thậm chí khuyến khích người dân tiêm vắc xin Covid-19 của 2 hãng khác nhau nếu mũi 1 tiêm AstreZeneca.
Thúy Hạnh
Chiến lược vắc xin Covid-19 của Việt Nam: Đẩy nhanh tiêm 1 triệu liều/ngày
Hiện nay việc tiếp cận với các nguồn vắc xin trên thế giới không hề dễ dàng, vậy Việt Nam sẽ có những giải pháp nào để có đủ vắc xin ngừa Covid-19 tiêm cho người dân?