Đây là chuyến thăm chính thức Thái Lan đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị Thủ tướng Chính phủ.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan tiếp tục được củng cố và ngày càng phát triển tốt đẹp. Thời gian qua,ụthểhóahơnnữaquanhệĐốitácchiếnlượcViệkèo nhà cái ý Thái Lan rất coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam, chủ động thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. Năm ngoái, hai nước đã triển khai nhiều hoạt động kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ Việt Nam - Thái Lan. Hai bên cũng thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao.
Trong hợp tác cấp cao, hai nước đã tổ chức thành công nhiều cơ chế hợp tác như họp Nội các chung, Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác song phương, tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao. Kể từ khi thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược tháng 6/2013, hai nước đã ký kết Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan giai đoạn 2014 - 2018, nâng quan hệ lên Đối tác chiến lược tăng cường tại cuộc họp nội các chung năm 2015.
Về an ninh và quốc phòng, hai bên tiếp tục duy trì cơ chế họp Nhóm công tác chung về hợp tác chính trị - an ninh Việt Nam - Thái Lan; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tội phạm môi trường. Hai bên cũng tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực không quân, hải quân; trao đổi thông tin tình báo, tuần tra chung trên biển; triển khai đối thoại chính sách quốc phòng cấp thứ trưởng…
Trong ASEAN, Thái Lan là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam là đối tác xuất khẩu lớn thứ 2 của Thái Lan, với tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm ngoái đạt 12,5 tỉ USD. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan đạt 3,7 tỷ USD. Riêng nửa đầu năm nay, tổng kim ngạch thương mại hai chiều đã đạt gần 7 tỷ USD, tăng trên 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Hai bên cũng đã tổ chức thành công cơ chế họp Ủy ban hỗn hợp Thương mại Việt Nam – Thái Lan vào tháng 7/2015. Hai bên đặt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 20 tỷ USD vào năm 2020.
Thái Lan hiện là quốc gia đứng thứ 10/116 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, với 458 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt gần 8,2 tỷ USD, chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Hai bên còn đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực lao động và đang hoàn thiện các thủ tục hợp tác với mong muốn trong năm 2017 đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Thái Lan.
Trong hợp tác giữa các địa phương hai nước, hiện có 16 tỉnh, thành phố của Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác hoặc kết nghĩa với các địa phương Thái Lan. Gần đây nhất là ký kết hợp tác giữa tỉnh Long An và tỉnh Trat vào tháng 7/2015, Thừa Thiên Huế và Bangkok tháng 7/2016.
Hợp tác du lịch Việt Nam - Thái Lan thời gian qua được chú trọng trong cả khuôn khổ song phương và đa phương. Với nhiều lợi thế như vị trí địa lý gần, đường bay thuận tiện, hai bên miễn thị thực song phương, Việt Nam và Thái Lan nằm trong nhóm 12 thị trường gửi khách hàng đầu của nhau. Lượng khách du lịch Thái Lan đứng thứ 10 trong số các nước có du khách đến Việt Nam và đứng thứ 4 trong nhóm các nước ASEAN. Với du khách Việt Nam, Thái Lan là một trong những điểm đến ưa thích. Hàng năm, cơ quan du lịch quốc gia và doanh nghiệp hai nước thường xuyên tham gia các hội chợ, hội thảo, sự kiện được tổ chức tại hai nước nhằm thúc đẩy lượng khách trao đổi...
Hai nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Lào, Campuchia nhằm thúc đẩy mở tuyến xe khách nối Thái Lan – Lào - Việt Nam và tuyến vận tải đường thủy ven biển nối Thái Lan – Campuchia - Việt Nam trong thời gian tới.
Hai bên cũng hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như Liên Hợp Quốc, ASEAN, hợp tác tiểu vùng, hợp tác trong APEC.
Có thể nói chuyến thăm Thái Lan của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc là dịp để hai nước thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống cũng như cụ thể hóa hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước, đưa mối quan hệ hai nước phát triển hơn nữa, ngày càng thiết thực và đi vào chiều sâu./.
Theo Chinhphu.vn