【tỷ lệ kèo mã lai】15 ngày đầu thực hiện Luật BHYT: Đang triển khai khá thuận lợi

Tháo gỡ nhiều vướng mắc

TheàyđầuthựchiệnLuậtBHYTĐangtriểnkhaikháthuậnlợtỷ lệ kèo mã laio BHXH Việt Nam, đến ngày 15/1, cơ quan này đã nhận được báo cáo của BHXH một số tỉnh, thành về kế hoạch triển khai, thực hiện Luật BHYT sửa đổi. Đoàn giám sát của Ban chính sách y tế đã khảo sát trực tiếp tại 10 bệnh viện, cơ sở y tế ở Hà Nội, qua đó đã ghi nhận nhiều vướng mắc, khó khăn mà người dân gặp phải.

Theo đó, trong 15 ngày đầu tiên thực hiện luật, những vướng mắc liên quan đến mã đối tượng, liên quan đến thủ tục khám chữa bệnh BHYT như: trường hợp trẻ em có mã thẻ, không có chứng minh nhân dân, không có thẻ học sinh, chỉ có sổ khám bệnh có ảnh đóng dấu giáp lai của trạm y tế xã (đề nghị người nhà bệnh nhân bổ sung ảnh của người bệnh trong sổ khám bệnh trước khi thanh toán ra viện).

BHXH

Báo cáo của Ban giám sát BHXH Việt Nam cho biết, việc triển khai Luật BHYT (sửa đổi) diễn ra khá thuận lợi, nhận được sự đồng thuận cao của người bệnh. Ảnh: MN.

Một số cơ sở khám chữa bệnh chưa cài đặt chuyển đổi phần mềm chi phí khám chữa bệnh BHYT, nên vẫn phải nhập thủ công. Một số bệnh viện khu vực đón tiếp bệnh nhân quá đông, gây bức xúc cho người bệnh. Thẻ BHYT vẫn theo mã cũ, việc chuyển mã quyền lợi được thực hiện thủ công.

Đặc biệt tình trạng khám chữa bệnh trái tuyến tại các bệnh viện tuyến trung ương giảm do không được thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT ngoại trú, một số bệnh nhân thắc mắc do bệnh viện giải thích chưa kịp thời…

Những vướng mắc này đã được Đoàn giám sát phối hợp với giám định viên thường trực tại các bệnh viện giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc theo thẩm quyền, giải thích cho bệnh nhân một số quy định mới của Luật BHYT sửa đổi, bổ sung.

Người bệnh đồng thuận cao

Cũng trong gần 20 ngày đầu tiên thực hiện Luật BHYT sửa đổi, BHXH Việt Nam đã nhận được nhiều phản hồi của người dân khi đi khám chữa bệnh BHYT, nhất là về việc quỹ BHYT không thanh toán cho những người khám chữa bệnh vượt tuyến, trái tuyến ngoại trú tại tuyến tỉnh và trung ương.

Theo quy định mới của Luật BHYT, từ ngày 1/1/2015, các trường hợp người bệnh tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi được hưởng với mức hưởng 40% chi phí điều trị nội trú tại tuyến trung ương, 60% tại tuyến tỉnh, không thanh toán chi phí khám chữa bệnh ngoại trú.

Vì chưa cập nhật kịp thời quy định mới nên thời gian đầu, rất nhiều bệnh nhân đi khám chữa bệnh ngoại trú vượt tuyến trái tuyến bị ngỡ ngàng, thậm chí phản ánh, kêu ca về việc không được thanh toán BHYT như trước đây.

Ông Phạm Lương Sơn- Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT - BHXH Việt Nam cho biết, vấn đề không thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT ngoại trú khi bệnh nhân tự ý đi khám chữa bệnh trái tuyến, vượt tuyến đã được cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định.

“Báo cáo giám sát thực hiện Luật BHYT của Quốc hội cho thấy, số tiền chi cho khám chữa bệnh vượt tuyến, trái tuyến là rất lớn, gây nên quá tải tại tuyến trên, khiến tuyến trên không còn thời gian tập trung cho đầu tư phát triển chuyên sâu. Trong khi đó, có đến 70% bệnh nhân có thể điều trị tại tuyến dưới. Việc không thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT ngoại trú tại tuyến trên nhằm mục đích giảm tải ở các tuyến này”- ông Sơn nói.

Bên cạnh một số vướng mắc trên, lãnh đạo BHXH Việt Nam cho biết, tình hình thực hiện Luật BHYT mới diễn ra khá thuận lợi, nhận được sự đồng thuận cao của người bệnh, chưa thấy xuất hiện các vấn đề nổi cộm, gây bức xúc xã hội.

Theo báo cáo nhanh của các tỉnh, hầu như tất cả các địa phương đều đã chuẩn bị sẵn các khâu, thủ tục để triển khai Luật./.

Nhật Minh