Nhà cái uy tín

【gangwon fc vs】Giữ lạm phát 2018: Cần sự góp sức từ các bộ, ngành

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Ngoại Hạng Anh   来源:Thể thao  查看:  评论:0
内容摘要:Giá các mặt hàng lương thực tăng do nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng. Ảnh: Hồng Vân. Nhiều yếu gangwon fc vs

giu lam phat 2018 can su gop suc tu cac bo nganh

Giá các mặt hàng lương thực tăng do nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng. Ảnh: Hồng Vân.

Nhiều yếu tố gây tác động tăng giá

Tổng cục Thống kê đã công bố CPI tháng 2/2018 tăng 0,73% so với tháng trước, tăng 3,15% so với cùng kỳ năm trước, tăng 1,24% so với tháng 12 năm trước. Như vậy, CPI bình quân 2 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước tăng 2,9%. Theo Cục Quản lý giá, xét về cơ cấu nhóm hàng, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 9 nhóm hàng tăng giá: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,53%; giao thông tăng 0,79%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,75%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,74%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,72%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,27%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,2%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,07%; giáo dục tăng 0,02%. Có 2 nhóm hàng giảm giá là nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,09% và bưu chính viễn thông giảm 0,07%.

Phân tích các yếu tố làm tăng giá, cơ quan này cho biết: Sức mua tết Mậu Tuất 2018 tăng từ 12%-15% so với ngày thường và tăng 10% so với tết Đinh Dậu 2017 chủ yếu do các yếu tố: Kinh tế 2017 tăng trưởng tốt, sản xuất công nghiệp, tình hình hoạt động của doanh nghiệp khả quan, lạm phát ở mức thấp, giá trị của đồng tiền được giữ vững, niềm tin của người tiêu dùng tăng vào các chính sách điều hành vĩ mô của Chính phủ,... Giá các mặt hàng lương thực tăng do nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng, bên cạnh đó các thương lái thu gom lúa gạo cho hợp đồng xuất khẩu gạo sang Indonesia và Philippines. Giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống (thịt lợn, thịt bò, hải sản) tăng cao với mức tăng từ 1% đến 8%, đặc biệt mặt hàng thịt lợn do mức giá các tháng trước ở mức thấp nên có địa phương giá tăng trên 7% do nhu cầu tiêu dùng thực phẩm Tết. Giá vận chuyển hành khách bằng ô tô tăng 40% do các đơn vị vận tải phụ thu bù đắp chiều chạy vắng khách. Giá vé tàu hỏa tăng 19,26% do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tăng giá vé vào dịp tết Nguyên đán.

Tuy vậy, có nhiều yếu tố khác cũng góp phần làm giảm áp lực giá. Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức cho nhân dân đón Tết, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã chủ động triển khai rà soát cân đối cung cầu, xây dựng phương án đáp ứng nhu cầu hàng hóa, dịch vụ Tết. Các hoạt động sản xuất, dự trữ hàng phục vụ Tết của các DN đã được chuẩn bị từ cuối năm 2017 đến trước Tết. Lượng hàng hóa trên thị trường dồi dào về số lượng, đa dạng về chủng loại, hình thức mẫu mã đẹp, phong phú. Hàng hóa được tổ chức lưu thông thông suốt trên địa bàn cả nước, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết của người dân. Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại lớn tiếp tục là những địa điểm thu hút người tiêu dùng do tạo sự yên tâm cho người mua về nguồn gốc, xuất xứ, thương hiệu cũng như các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và giá cả bình ổn. Nhiều siêu thị mở cửa sớm và đóng cửa muộn trong tuần lễ mua sắm Tết cao điểm khiến nguồn hàng cung cấp ra thị trường liên tục. Các mặt hàng thiết yếu do nhà nước định giá (điện, nước sạch, xăng dầu) được cung ứng đầy đủ, giá xăng dầu giảm, giá điện sinh hoạt, nước sạch giữ ổn định trước, trong và sau Tết.

Thực tế, để đảm bảo sự ổn định giá cả 2 tháng qua, trước Tết, Cục Quản lý giá đã báo cáo lãnh đạo Bộ Tài chính triển khai các đoàn công tác để nắm bắt, kiểm tra tình hình giá cả trong và sau Tết, đồng thời cũng đã theo dõi tình hình giá cả thị trường, rà soát, đánh giá có báo cáo kịp thời các cơ quan chức năng để bình ổn giá. Thực hiện Công điện số 240/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đôn đốc nhiệm vụ sau Tết, Cục Quản lý giá đã tham mưu với Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành văn bản yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện quản lý giá trên địa bàn, đặc biệt là tăng cường theo dõi diễn biến thị trường để dung hòa nhu cầu và nắm bắt tình hình giá cả. Với thẩm quyền của mình, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cũng thực hiện quản lý giá theo chỉ đạo của Thủ tướng là không tăng giá trong quý I/2018 để tạo sự bình ổn giá ngay từ đầu năm. Cùng với đó là quản lý chặt các dịch vụ sau Tết, đặc biệt là các dịch vụ lễ hội, du lịch.

Nguồn cung dồi dào

Tháng 3/2018 là thời điểm sau tết Nguyên đán, cũng đồng thời là thời gian của lễ hội diễn ra trên cả nước, nhu cầu đi lại, tiêu dùng thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình, đồ mua sắm phục vụ lễ hội đầu năm có khả năng sẽ có xu hướng tiếp tục tăng. Điều này sẽ tác động làm giá cả thị trường những ngày đầu tháng 3/2018 tăng nhẹ. Tuy nhiên, với lượng cung hàng hóa dồi dào, phong phú và đa dạng đã được các bộ ngành, địa phương chủ động triển khai từ những tháng cuối năm 2017 nên cân đối cung cầu được bảo đảm, giá cả thị trường tháng sau Tết bình ổn.

Phân tích “dài hơi” hơn, ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá cho rằng: Trong năm 2018, lạm phát sẽ chịu áp lực bởi một số yếu tố. Thứ nhất là nhóm giá dịch vụ khám chữa bệnh không bảo hiểm y tế của 18 tỉnh, thành phố điều chỉnh. Nhóm thứ 2 là nhóm giá dịch vụ giáo dục tiếp tục điều chỉnh theo thị trường dự kiến tăng khoảng 8-10%. Thứ 3 là cuối năm 2017, Bộ Công Thương đã điều hành giá điện sẽ ảnh hưởng đến vòng sau vào năm 2018. Nhóm thứ 4 là nhóm dịch vụ chuyển từ phí, lệ phí sang giá và tiếp tục điều hành theo thị trường, không chờ vào NSNN nữa cũng sẽ tác động vào thị trường. Một số tác động từ bên ngoài cũng có thể trở thành áp lực. Ví dụ như giá xăng đầu có xu hướng tiếp tục tăng trong 2018. Nhóm lương thực, dự báo thế giới 2018 nguồn cung sẽ giảm do vậy có áp lực tăng. Giá thực phẩm, thịt lợn có sự phục hồi trở lại sau khi giảm sâu vào năm 2017. Một yếu tố nữa tác động đến mặt bằng giá là tiền lương tối thiểu vùng, lương cơ sở 2018 tăng và mùa vụ sản xuất, đặc biệt là thời tiết sẽ ảnh hưởng đến vấn đề quản lý giá trong cả năm.

Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố tốt để thực hiện bình ổn giá. Nguồn cung hàng hóa khá dồi dào; nhóm dịch vụ bưu chính viễn thông cũng có xu hướng giảm trong năm 2018. Việc Nhà nước sẽ kiểm soát chặt lạm phát cơ bản dưới 2% cũng sẽ tác động vào việc giảm yếu tố lạm phát. Bộ Y tế cũng đang kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt thông qua đấu thầu để giảm mặt bằng giá, góp phần ổn định giá cả trong năm 2018.

Để giữ được lạm phát dưới 4%, ngay từ đầu năm 2018, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá đã yêu cầu các bộ, ngành phải xây dựng các kịch bản điều hành giá với các nhóm mặt hàng mà Nhà nước còn quyết định giá thuộc chức năng của các bộ, ngành như y tế, giáo dục và các nhóm dịch vụ khác. Đối với các nhóm mặt hàng thiết yếu, ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng cũng phải có biện pháp điều hành, như xăng dầu thì quản lý giá theo thị trường nhưng phải có sự điều tiết của Nhà nước thông qua các công cụ bình ổn giá. Các dịch vụ công thì phải có lộ trình kịch bản phù hợp liên quan để kiểm soát mặt bằng giá; nhóm thực phẩm, lương thực cũng cần phải có biện pháp thúc đẩy sản xuất và hiệu quả cung cầu để mặt bằng giá phù hợp hơn. Một giải pháp quan trọng nữa là phải tăng cường công tác thanh kiểm tra giá từ việc hình thành giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, đến việc xử lý nghiêm hành vi thao túng về giá, gây bất ổn cho thị trường. Công tác tuyên truyền đối với nhóm hàng hóa Nhà nước còn điều hành theo thị trường cũng hết sức quan trọng, đặc biệt là không gây lạm phát tâm lý với người dân để ổn định mặt bằng giá.

"Nhìn chung, để giữ được lạm phát dưới 4% như Chính phủ đề ra, cần đòi hỏi sự góp sức của tất cả các bộ, ngành trong điều hành giá cả và chính sách tiền tệ" - đại diện Cục Quản lý giá nói.

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap