GS.TS Nguyễn Trần Hiển,ẽtiếntớibắtbuộctiêmvắcxinviêmganBsơtay ban nha vs nhat ban Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) cho biết, sau sự số tiêm vắc xin viêm gan B nhầm thuốc khiến 3 trẻ ở Hướng Hóa, Quảng Trị tử vong, tỉ lệ tiêm vắc xin viêm gan B trong 24h đầu sau sinh liên tục sụt giảm ở mức đáng báo động.
Sự cố tại Quảng Trị ảnh hưởng rất nhiều đến tỉ lệ tiêm chủng vắc xin viêm gan B trong 24 h sau sinh. Người dân, cán bộ y tế đều lo ngại tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh có phản ứng không? Khi xảy ra phản ứng có quy kết trách nhiệm cho cán bộ y tế? Người dân lo sợ tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh có ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, thậm chí tử vong hay không?
GS Hiển chia sẻ, ông rất lo lắng về nguy cơ sụt giảm tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B 24 giờ đầu sau sinh như hiện nay. Đây không chỉ là quy định riêng của Việt Nam mà là chiến lược toàn cầu. Tại Việt Nam trẻ 24h sau sinh được tiêm chủng vắc xin này tại đã được hơn 30 năm. Ở các nước có vấn đề viêm gan B nghiêm trọng đều phải thực hiện như thế.
Vắc xin viêm gan B là một vắc xin lành tính, nên vắc xin viêm gan B không có chống chỉ định, trẻ sinh non, sinh thiếu cân... cũng có thể tiêm được, tỷ lệ tai biến sau tiêm là 1-2/triệu liều, rất thấp. Trên thế giới có rất ít nhà sản xuất vắc xin viêm gan B, do đó, chất lượng vắc xin là tương đối thuần nhất. Ở Việt Nam, tỷ lệ người lành mang vi rút viêm gan B khá cao. Nếu không tiêm trong 24h sau sinh, trẻ có nguy cơ cao nhiễm vi rút ngay trong quá trình sinh nở và sự tiếp xúc sau sinh.
“Việc tiêm tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh là rất quan trọng vì nó sẽ phòng được 85-90% các trường hợp lây nhiễm vi rút viêm gan B từ mẹ sang con. Càng tiêm muộn, tỷ lệ này càng giảm đi”, GS Hiển khẳng định.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nếu không tiêm trong 24 giờ, trẻ có thể nhiễm vi rút ngay trong quá trình sinh nở. Làm tốt công tác tiêm phòng viêm gan B cho trẻ trong vòng 24h sau sinh sẽ giảm 16-20% người lành mang bệnh cho thế hệ sau, từ đó làm giảm tỷ lệ người bị xơ gan, ung thư gan. Với tỷ lệ hơn 70% trẻ sơ sinh được tiêm viêm gan B hiện nay ở Việt Nam sẽ giảm được 12% người lành mang vi rút sau này.
Trong khi đó, 6 tháng đầu năm tỉ lệ tiêm vắc xin viêm gan B 24 giờ sau sinh chỉ đạt ở mức 20%, hi vọng trong cả năm số này sẽ tăng lên 40%. Nhưng con số này vẫn quá thấp so với các năm trước đó. Cụ thể, trong năm 2012 tỉ lệ tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh là 75%. Đến năm 2013 tỉ lệ tiêm vắc xin viêm gan B mũi sơ sinh đạt 56%.
GS Hiển nhận định: “Tỉ lệ tiêm chủng vắc xin viêm gan B sơ sinh chỉ đạt khoảng 20% là một tỉ lệ tiêm rất thấp và như thế sẽ khó có thể khống chế được nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ em. Tỉ lệ nhiễm vi rút viêm gan B sẽ tăng lên, kéo theo tỷ lệ xơ gan và ung thư gan tiếp tục tăng lên trong thời gian tới”, GS Hiển lo lắng nói.
“Bản thân tôi cũng như chương trình TCMR rất lo lắng về sự sụt giảm tỉ lệ tiêm vắc xin viêm gan B 24h sau sinh. Tôi đã nhiều lần đề nghị việc tăng cường tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh vì tiêm muộn sau 24 giờ người mẹ nhiễm vi rút viêm gan B khả năng truyền sang con rất cao, trẻ nhiễm mãn tính rất nguy hiểm. Sắp tới, Bộ y tế tăng cường chỉ đạo các bệnh viện, giao trách nhiệm cho bệnh viện để trong thời gian tới tiêm vắc xin viêm gan B 24h sau sinh là một thực hành chuẩn trong lâm sàng, bắt buộc chỉ định trong bệnh án”, ông Hiển cho biết.
Trong khi đó, tỉ lệ tiêm chủng các vắc xin 5 trong 1 (Quinvaxem) và các vắc xin khác như sởi, bại liệt, BCG (lao) trong chương trình TCMR trong 6 tháng đầu năm là khá cao. Chương trình TCMR đặt mục tiêu đạt trên 90% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng các vắc xin vào cuối năm.
Theo GS Hiển, tỉ lệ tiêm chủng các loại vắc xin này tăng cao cho thấy người dân vẫn tin tưởng vào độ an toàn và chất lượng của vắc xin 5 trong 1 và các vắc xin khác trong chương trình TCMR. GS Hiển cũng khẳng định, chất lượng vắc xin Việt Nam, vắc xin trong chương trình TCMR là an toàn, hiệu quả. Điều này được thể hiện rõ bằng thành quả của TCMR suốt 28 năm qua. Đó là Việt Nam đã thanh toán được bại liệt, loại trừ uốn ván sau sinh, giảm tỉ lệ mắc, chết nhiều bệnh sởi, ho gà, bạch hầu, lao, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn…. Ước tính vắc xin đã dự phòng cho 6,7 triệu trẻ khỏi mắc bệnh và 43.000 trẻ khỏi bị tử vong do các bệnh trên.
Hồng Hải (Theo Dân trí)