【ti le k】FED nâng lãi suất sau gần 1 thập kỷ trì hoãn
Phát biểu tại cuộc họp báo sau khi kết thúc cuộc họp, Chủ tịch Fed Janet Yellen đã phát đi 2 tín hiệu mà các nhà đầu tư thị trường chứng khoán đón mừng đó chính là nền kinh tế Mỹ đang hoạt động rất tốt và Fed sẽ không vội vàng điều chỉnh lãi suất thêm một lần nữa.
“Người Mỹ nên nhận ra rằng quyết định của Fed hôm nay phản ánh niềm tin của chúng ta vào nền kinh tế Mỹ”, bà Yellen nói, đồng thời khẳng định rằng nền kinh tế đang trên đà phục hồi bền vững.
Quyết định tăng lãi suất của Fed là kết quả của sự nỗ lực kéo dài 1 năm của Fed để chuẩn bị tâm lý cho các nhà đầu tư, người tiêu dùng và doanh nghiệp cho sự chấm dứt của một kỷ nguyên chính sách tiền tệ siêu nới lỏng chưa từng có trong lịch sử.
Tháng 12/2008, Ủy Ban thị trường mở liên bang đã hạ lãi suất chuẩn xuống mức 0% từ 0,25%, chỉ 3 tháng sau khi ngân hàng đầu tư Lehman Brothers sụp đổ và 10 tháng sau khi tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 10%.
Động thái điều chỉnh lãi suất lần đầu tiên này vô cùng quan trọng, Richard Davis, CEO của Bancorp cho biết, nó phản ánh một sự đồng thuận rằng nền kinh tế đã phục hồi bền vững.
Tại buổi họp báo, Yellen liên tiếp nhấn mạnh niềm tin vào sức khỏe của nền kinh tế Mỹ. Kể từ tháng 6/2009, GDP luôn tăng trưởng vững chắc với tốc độ trung bình 2,2% mỗi quỹ. “Tôi không thấy bất cứ điều gì tiềm ẩn trong nền kinh tế có thể gây lo ngại về một cuộc suy thoái”, bà Yellen nói.
Yellen cũng sử dụng từ “từ từ” rất nhiều lần trong bài phát biểu của mình để nói về tốc độc điều chỉnh lãi suất trong tương lai.
Các nhà hoạch định chính sách cũng dự báo rằng mức lãi suất sẽ tăng lên 1,375% vào cuối năm 2016.
Các thị trường mới nổi sẽ ra sao?
Khi Fed cắt giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục, các nhà đầu tư đã rót tiền vào các thị trường mới nổi thúc đẩy thị trường chứng khoán và tiền tệ từ Manila đến Mexico. Dòng tiền này cũng đã giúp thúc đẩy cho vay và tiêu dùng, giúp cho các thị trường mới nổi tăng trưởng nhanh hơn so với các nền kinh tế phát triển.
Tuy nhiên, triển vọng trở nên tồi tệ hơn khi Fed bắt đầu thắt chặt van lãi suất. Các hoạt động kinh tế đã bắt đầu chậm lại ở nhiều nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế liên hệ chặt chẽ với hàng hóa cơ bản. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã bắt đầu rút vốn ồ ạt ra khỏi các thị trường mới nổi.
Viện Tài chính quốc tế (IIP) trong một báo cáo hồi tháng 10 cho biết dòng vốn ròng chảy ra khỏi thị trường mới nổi sẽ lên tới 541 tỷ USD cho tăng trưởng chậm lại của nhiều nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc.
Nền kinh tế giảm tốc và dòng vốn chảy ra ngoài đã kéo giá trị của đồng Nhân nhân tệ đi xuống so với đồng USD, buộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc phải can thiệp để ngăn ngừa sự sụt giảm quá sâu, dẫn đến hao hụt dự trữ ngoại hối./.
Mai Linh (Theo Bloomberg, CNBC)