Bộ Công Thương cam kết đồng hành tiêu thụ sản phẩm OCOP Bắc Kạn Khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn gắn với trải nghiệm bí xanh thơm Ba Bể năm 2023 |
Hình thành các liên kết bền vững
Trong khuôn khổ “Tuần Văn hóa – Du lịch Bắc Kạn” gắn với trải nghiệm bí xanh thơm Ba Bể năm 2023,ìnhthànhcácliênkếtbềnvữngđểxúctiếntiêuthụbíxanhthơmBaBểcác trận hôm nay ngày 20/5 đã diễn ra Hội nghị xúc tiến tiêu thụ Bí xanh thơm Ba Bể gắn với hoạt động trải nghiệm tại vườn bí xanh thơm xã Yến Dương và xã Địa Linh (huyện Ba Bể).
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Trung Ngọc Mẫn - Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Ba Bể cho biết, nhằm phát triển sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng, phát triển kinh tế văn hoá xã hội của huyện Ba Bể nói chung trong hiện tại và tương lai, hiện nay, huyện chú trọng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường.
Hội nghị xúc tiến tiêu thụ Bí xanh thơm Ba Bể gắn với hoạt động trải nghiệm tại vườn bí xanh thơm xã Yến Dương và xã Địa Linh (huyện Ba Bể) |
Ông Trung Ngọc Mẫn cho hay, cùng với việc hình thành và phát triển các sản phẩm đặc sản, đặc trưng tiêu biểu của huyện Ba Bể cả về số lượng và chất lượng trong thời gian qua, việc tham dự hội nghị xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh nói chung và tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ Bí xanh thơm Ba Bể gắn với hoạt động trải nghiệm tại Vườn bí xanh thơm năm 2023 nói riêng, hy vọng sẽ hình thành các liên kết bền vững giữa doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp huyện Ba Bể cũng như doanh nghiệp của các tỉnh, thành phố trên cả nước kết nối và phát triển thị trường, mở rộng liên doanh, liên kết.
"Đây cũng là một trong các hoạt động xúc tiến thương mại, góp phần tăng cường hợp tác, thúc đẩy phát triển kinh tế, đầu tư, du lịch, dịch vụ cho huyện, là nơi để huyện Ba Bể giới thiệu các tiềm năng, thành tựu kinh tế- văn hóa- xã hội nhằm thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế" - Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Ba Bể nhấn mạnh.
Ông Đinh Lâm Sáng - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Kạn cho biết, trong những năm vừa qua, tỉnh Bắc Kạn đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách, nhằm huy động tối đa các nguồn lực để hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững."
Đến nay, đã tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu, có sức hút mạnh mẽ trên thị trường trong nước và cả nước ngoài"- Ông Đinh Lâm Sáng thông tin và cho biết, tại huyện Ba Bể, cùng với sản phẩm miến dong đã có truyền thống từ lâu đời, những năm gần đây sản phẩm bí xanh thơm ngày càng được người tiêu dùng biết đến nhiều. Từ chỗ là cây trồng bản địa của huyện Ba Bể, chỉ tiêu thụ nhỏ lẻ ở địa phương, nhờ ứng dụng tiến ty bộ kỹ thuật, bí xanh thơm đã trở thành cây trồng chủ lực, đặc sản, mang lại thú nhập cao cho nhiều hộ nông dân.
Các đại biểu tham quan trải nghiệm tại vườn bí xanh thơm tại xã Yến Dương |
Theo ông Sáng, cùng với các giải pháp đồng bộ, quyết liệt từ khâu sản xuất, chế biến đến quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, hiện nay bí xanh thơm của Ba Bể đã được đưa đi tiêu thụ các địa phương trong cả nước. Tại Hà Nội và miền Nam, bí xanh thơm Ba Bể đã được bán tại Coopmart, Winmart, Lottemart. "Việc liên kết đầu tư trồng và tiêu thụ sản phẩm của các Hợp tác xã và các hộ nông dân đã giúp nông dân yên tâm sản xuất, cho hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu trên địa bàn huyện Ba Bể" - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Kạn cho hay.
Đáng chú ý, trong thời gian gần đây, từ bí xanh thơm các Hợp tác xã, tổ hợp tác đã không ngừng nghiên cứu, sáng tạo để chế biến, chế biến sâu tạo ra các sản phẩm mới như trà bí xanh thơm, bí thái lát, bột bí, mứt bí.... Nhờ đó, sản phẩm bảo quản được lâu hơn, tiêu thụ xa hơn và gia tăng chuỗi giá trị sản phẩm.
Bà Ma Thị Ninh - Giám đốc Hợp tác xã Yến Dương cho biết, tại xã Yến Dương, cây bí thơm được người dân gìn giữ và phát triển theo quy trình sản xuất sạch, an toàn. Những năm qua, cây bí thơm trở thành một trong những cây trồng chính mang lại hiệu quả kinh tế cao của huyện Ba Bể. Vùng nguyên liệu 30 ha, trong đó 10 ha đạt chuẩn hữu cơ PGS. Sản phẩm Bí thơm của Hợp tác xã là sản phẩm đã được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao năm 2020, cùng với các Hợp tác xã trên địa bàn duy trì việc liên kết sản xuất.
Theo bà Ma Thị Ninh, sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, đến nay sản phẩm đã được tiêu thụ rộng rãi trên địa bàn cả nước. Sản lượng năng suất trung bình hàng năm tiêu thụ từ 500 – 700 tấn/năm Với năng suất đạt 25 - 30 tấn/ha bí phấn, 30 – 35 tấn/ha đối với bí vỏ xanh.
"Mục tiêu của Hợp tác xã không chỉ dừng lại ở việc tiêu thụ sản phẩm tươi cho bà con, mà Hợp tác xã hướng đến việc đi sâu vào chế biến để giá trị của quả bí thơm ngày càng được nâng lên. Việc sản xuất thành công sản phẩm trà bí thơm là hướng đi lâu dài. Từ đó tạo ra chuỗi liên kết chặt chẽ trong việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ giữa Hợp tác xã và người dân trên địa bàn"- Giám đốc Hợp tác xã Yến Dương thông tin và cho biết, hiện nay áp dụng quy trình chế biến và công nghệ hiện đại, Hợp tác xã đã phát triển thêm nhiều sản phẩm từ quả bí thơm: Trà bí thơm túi lọc, trà bí thơm hòa tan, nước ép bí thơm,... Năm 2022, sản phẩm Trà bí thơm của đơn vị đã được cấp Chứng nhận hữu cơ PGS, Chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018 và đạt sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiểu biểu cấp tỉnh.
Chia sẻ về câu chuyện liên kết, bà Vũ Thu Trang - Tổng giám đốc Công ty Sản xuất và Thương mại dịch vụ tổng hợp Trang An Phát - đơn vị sở hữu thương hiệu Trà bí đao Cát Tiên cho biết, với dự án hợp tác cùng Hợp tác xã Nhung Luỹ tại Ba Bể, doanh nghiệp mong muốn phát triển hơn nữa việc tiêu thụ bí phấn trắng cho địa phương. Đây như một lời cam kết của doanh nghiệp trong việc gián tiếp tạo ra việc làm, thay đổi cảnh quan, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương.
Củng cố mối liên kết
Theo ông Đinh Lâm Sáng, bí xanh thơm đã được giới thiệu, quảng bá và kết nối tiêu thụ, hình thành các liên kết bền vững giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân với nhà phân phối, người tiêu dùng tại các tỉnh thành trong nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn. Bên cạnh các phương thức xúc tiến thương mại truyền thống, Sở Công Thương Bắc Kạn đã tích cực hỗ trợ các Hợp tác xã đưa sản phẩm bí xanh thơm tham gia các sàn thương mại điện tử.
Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác kết nối tiêu thụ bí xanh thơm, sản phẩm OCOP tại Hội nghị |
Trong thời gian tới, để bí xanh thơm thật sự phát triển bền vững đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện Ba Bể thường xuyên chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn các địa phương, hợp tác xã, nhóm hộ trồng cây bí xanh theo hướng sản xuất nông sản sạch, ứng dụng công nghệ cao vào quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và hướng tới thị trường xuất khẩu.
Theo ông Đinh Lâm Sáng, Các doanh nghiệp, Hợp tác xã sản xuất, tiêu thụ bí xanh thơm trên địa bàn huyện cần phải duy trì và củng cố mối liên kết chặt chẽ với các hộ nông dân trồng bí để hỗ trợ về mặt kỹ thuật, bao tiêu đầu ra cho sản phẩm; đồng thời có cơ chế chia sẻ hài hòa lợi ích giữa đơn vị tiêu thụ với lợi ích của người nông dân mới có thể duy trì liên kết sản xuất một cách lâu dài và ổn định.
Mặt khác, các doanh nghiệp, Hợp tác xã cần chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm thị trường, đa dạng hóa sản phẩm từ bí xanh thơm để phát huy giá trị, lợi thế của sản phẩm; đặc biệt nghiên cứu các sản phẩm quà tặng từ bí xanh thơm để có thể gắn sản phẩm với bảo tồn giá trị văn hóa và phát triển du lịch của địa phương.
Bà Đỗ Thị Minh Hoa - Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn cho biết, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, không dừng lại ở bán sản phẩm tươi mà còn hướng tới đa dạng các sản phẩm từ chế biến đáp ứng nhu cầu của thị trường như trà, sản phẩm làm đẹp. Hình thành vùng trồng gắn với trải nghiệm du lịch. Kêu gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể sản xuất đến với địa phương.
"Đối với người sản xuất cần tuân thủ nghiêm quy trình, không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật để bảo đảm nguồn nguyên liệu sạch. Các sở, ngành, huyện Ba Bể sớm hoàn thiện thủ tục đầu tư Cụm công nghiệp Pù Mắt để tạo mặt bằng, đón các nhà đầu tư phục vụ mở rộng chế biến, sản xuất"- Bà Đỗ Thị Minh Hoa đề nghị.
Hội nghị chứng kiến lễ ký kết 6 biên bản ghi nhớ, đáng chú ý đã có 1 hợp đồng hợp tác kết nối tiêu thụ bí xanh thơm, sản phẩm OCOP giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh huyện Ba Bể với các đơn vị sản xuất, tiêu thụ ngoại tỉnh. Đây được hứa hẹn là sự khởi đầu thuận lợi, sự hợp tác phát triển có quy mô, định hướng rõ ràng trong việc kết nối sản xuất và kinh doanh, đưa các sản phẩm hàng hóa của huyện Ba Bể đến với thị trường toàn quốc và hướng tới xuất khẩu. |