Thể thao

【đội hình napoli 2023】Qua sông lụy phà

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Nhận Định Bóng Đá   来源:Nhà cái uy tín  查看:  评论:0
内容摘要:(CMO) Hàng chục năm qua, người dân tuyến bờ Tây sông Trẹm đoạn xã Biển Bạch, huyện Thới Bình vẫn phả đội hình napoli 2023

Báo Cà Mau(CMO) Hàng chục năm qua, người dân tuyến bờ Tây sông Trẹm đoạn xã Biển Bạch, huyện Thới Bình vẫn phải lụy phà. Việc đi lại của người dân nơi đây hết sức khó khăn. Công trình xây dựng cầu nối liền hai bờ sông đang được triển khai thực hiện với tổng kinh phí dự kiến khoảng 200 tỷ đồng. Khi cầu, lộ nối liền sẽ tạo điều kiện cho người dân đi lại, giao thương dễ dàng, góp phần ổn định cuộc sống, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Và đó là điều mà người dân xã Biển Bạch đang mong chờ.

Tuyến bờ Tây sông Trẹm từ kinh 14 đến kinh 25, dài khoảng 12 km, đi qua 4 ấp của xã Biển Bạch là: Ấp 11, ấp Trương Thoại, Ấp 18 và ấp Thanh Tùng, đến nay vẫn chưa có mét lộ bê tông nào. Khoảng 2 năm trước, Nhà nước cho làm lộ đất đen, những tưởng việc đi lại không còn vất vả, nhưng khi mưa xuống thì đường lầy lội, trơn trợt, gây khó khăn cho người dân, nhất là người già và các em học sinh.

Không lộ nên người dân tuyến bờ Tây sông Trẹm còn phải lụy phà. Mỗi ngày có hơn 1.000 lượt người và xe qua lại con sông này. Việc đi lại, giao thương của người dân gặp nhiều khó khăn. Mặc dù không có cầu nối liền hai bờ sông Trẹm, nhưng đây là tuyến giao thông rút ngắn quãng đường qua lại giữa hai huyện U Minh và Thới Bình.

Mỗi ngày, khoảng 1.000 lượt người và xe qua lại bằng phà không phao cứu sinh như thế này.

Chị Phan Thị Điệp ở Ấp 20, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, bộc bạch: “Nhà tôi bên Khánh Thuận nhưng đưa con qua phà đi học bên trường Biển Bạch Tây. Nghe nói năm nay làm cầu mà không biết thế nào. Nếu có cầu thì học sinh đi học tiện hơn, chứ giờ lộ làng như vầy, đi lại rất bất tiện”.

Đa số học sinh đi học trên những chuyến phà như thế này không có người lớn đi kèm.

Từ khi có người dân về bờ Tây sông Trẹm sinh sống là đã có bến đò chèo đưa rước khách. Bây giờ không còn đò nữa, người dân chuyển sang chạy phà để chở được nhiều người và phương tiện hơn.

Chị Trần Thị Chiến, chủ phà Ấp 18, xã Biển Bạch, tâm sự: “Tôi chạy phà mấy chục năm rồi, lượng khách cũng nhiều. Tới giờ đưa học sinh thì kẹt phà, nhưng tôi đưa học sinh không lấy tiền. Nhà nước sắp làm cây cầu, tuy sẽ thất nghiệp, không còn đưa phà nữa, nhưng tôi rất mừng vì học sinh và bà con đi qua lại được thuận tiện, dễ dàng hơn”.

Hiện có 3 bến phà đang hoạt động tại kinh 18 của Ấp 18, kinh 23 và kinh 25 của ấp Thanh Tùng, nhưng chỉ có bến phà của chị Chiến tại kinh 18 là chạy bằng máy, mỗi chuyến phà chở được khoảng 30 người. Hai bến phà còn lại, người dân vẫn còn chèo tay để đưa rước khách sang sông. Vì vậy, mỗi chuyến phà này chỉ qua được khoảng 5 người và 2 chiếc xe máy.

Hiện các bến phà vẫn còn thiếu phương tiện cứu hộ khi có sự cố xảy ra, rất nguy hiểm cho người qua lại. Chị Thái Thu Thùy, ấp Thanh Tùng, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, nói: “Thấy dân ở đi qua lại khó khăn quá, phải đi phà, tốn tiền. Rồi thêm bên này đâu có lộ, phải đi lộ đất; trời mưa phải để xe trong nhà, đâu có chạy được. Dân ở đây mong muốn có cầu, lộ để đi lại dễ dàng”.

Các em học sinh mong mỏi có được lộ, cầu để đi học.

Biển Bạch là một xã vùng sâu, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Xã có 261 hộ nghèo, chiếm 12,5%. Do đó, kinh phí để thực hiện các công trình giao thông ở địa phương còn hạn chế. Hiện việc thu hoạch rừng keo lai ở huyện U Minh được vận chuyển chủ yếu bằng xe tải, đi qua địa bàn xã Biển Bạch, nên việc xây dựng cầu càng cấp thiết, giúp lưu thông hàng hóa được dễ dàng, đồng thời tạo điều kiện cho người dân có việc làm, kiếm thêm thu nhập, góp phần ổn định cuộc sống. Hiện xã Biển Bạch đạt 11/19 tiêu chí xã nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2019 đạt chuẩn xã nông thôn mới.

Ông Lê Vũ Hoàng, Chủ tịch UBND xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, thông tin: “Hiện không có cầu để qua sông, chỉ có những chiếc phà nên bà con, học sinh đi lại khó khăn. Cầu thì nhà đầu tư đang chuẩn bị khởi công. Trong thiết kế thì công trình được thực hiện trong 1 năm. Nếu được sự quan tâm của cấp trên đẩy nhanh tiến độ thì nơi đây sẽ sớm có cầu bắc qua sông”.

Thảo Mơ

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap