Cúp C1

【bảng xếp hạng vô địch na uy】TP. HCM: Dây điện chằng chịt, 'chuồng cọp' cơi nới trái phép gây mất an toàn PCCC

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Thể thao   来源:Nhà cái uy tín  查看:  评论:0
内容摘要:Dây điện chằng chịt, "chuồng cọp" cơi nới trái phép tràn lan tại nhiều kh bảng xếp hạng vô địch na uy

Dây điện chằng chịt,âyđiệnchằngchịtchuồngcọpcơinớitráiphépgâymấtantoàbảng xếp hạng vô địch na uy "chuồng cọp" cơi nới trái phép tràn lan tại nhiều khu chung cư 

TP.HCM là khu vực kinh tế trọng tâm của miền Nam và cả nước nên tập trung đông người lao động, học sinh, sinh viên từ khắp nơi về đây sinh sống do đó nhu cầu về nhà ở, phòng trọ và chung cư rất lớn.

Thực tế cho thấy giá thuê ở khu vực TP.HCM rất cao nên phần lớn lao động lựa chọn thuê trọ, nhà tại các hẻm nhỏ, chung cư cũ để phù hợp với điều kiện kinh tế. Tuy nhiên theo ghi nhận tại các khu chung cư cũ xuất hiện tình trạng dây điện chằng chịt, "chuồng cọp" cơi nới gây mất an toàn về phòng cháy chữa cháy (PCCC).

Cụ thể, ghi nhận tại khu chung cư 145 Nguyễn Trãi, quận 1, TP. HCM có tuổi đời hơn 50 năm với hệ thống đường dây điện đã xuống cấp trầm trọng, mắc nối chằng chịt không theo một quy tắc nào, bám bụi đen ngòm. Còn tại chung cư Quốc Thanh đường Nguyễn Trãi, quận 1 tình trạng dây điện xuống cấp, mắc nối chằng chịt, đan xen nhau giữa các cục nóng máy lạnh đặt bên ngoài hành lang tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ cao.

Liên quan tới tình trạng cơi nới trái phép "chuồng cọp", theo ghi nhận tại một chung cư nằm trên địa bàn phường An Khánh (thành phố Thủ Đức), ban công của nhiều căn hộ được lắp kín khung sắt. Một số căn hộ chung cư trên địa bàn quận Bình Thạnh, TP.HCM bị chuyển đổi, ngăn thành nhiều hộp ngủ (diện tích nhỏ chỉ vừa 1 người nằm, ngồi) cho sinh viên thuê. Có căn hộ chỉ 90 mét vuông đến 20 sinh viên chen chúc ở cùng nhau. 

Đặc biệt các chung cư cũ xây từ trước năm 1975, các chung cư là nhà ở xã hội, chung cư cho người thu nhập thấp tại TP.HCM như: Khu chung cư Thanh Đa (Q.Bình Thạnh), chung cư Nguyễn Thiện Thuật (Q3), chung cư Ngô Gia Tự được các gia chủ tận dụng ban công, giếng trời để cơi nới và rào kín bằng lưới sắt tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, đặc biệt là khi xảy ra hỏa hoạn.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại chung cư Ấn Quang, quận 10, TP.HCM, có 7 dãy chung cư đã xuống cấp. Tại đây, dây điện các loại đan xen chằng chịt bên ngoài. Phía bên trong các dãy hành lang chung cư, hệ thống dây điện, cầu dao điện cũng chằng chịt, tạo nên nỗi bất an về an toàn điện và phòng, chống cháy nổ.

Tình trạng dây điện chằng chịt tại các khu chung cư cũ ở TP. HCM nguy cơ gây mất an toàn về PCCC. Ảnh: Thanh Niên

Thông tin về tình trạng trên, Thượng tá Lê Mạnh Hà - Phó trưởng Phòng Tham mưu Công an TP.HCM cho biết, có một thực trạng tồn tại lâu nay là người dân thường hàn, gắn các lồng sắt hay khung bảo vệ ở các căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ. Đây là giải pháp phòng, chống tội phạm của người dân. Nhưng đối với lĩnh vực PCCC thì lại ngăn chặn lối thoát nạn. Nếu xảy ra cháy, gây khó khăn cho lực lượng chức năng muốn tiếp cận hiện trường, gây nguy hiểm. 

Qua rà soát, Công an TP.HCM phát hiện 60.493 cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao là nhà chung cư, nhà trọ, ngăn phòng cho thuê, nhà ở nhiều căn hộ, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh. Trong đó, có 1.345 cơ sở thuộc loại hình nhà chung cư, 32 nhà ở nhiều căn hộ, 55.446 nhà trọ, nhà ngăn phòng cho thuê và 3.670 nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy nổ cao. 

Lực lượng chức năng đã kiểm tra 59.828 lượt/60.493 cơ sở, phát hiện 665 cơ sở giải thể, dừng hoạt động. Đồng thời, xử lý vi phạm 6.525 cơ sở với 7.546 hành vi vi phạm về PCCC; bị xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là hơn 11,5 tỉ đồng; đình chỉ hoạt động 17 cơ sở, tạm đình chỉ hoạt động 36 cơ sở. Một trong những nguyên nhân gây ra những vụ cháy trên đó là tình trạng chập điện, cơi nới "chuồng cọp" trái phép. 

Thực tế, từ đầu năm tới nay thành phố xảy ra 234 vụ cháy, làm chết 10 người, bị thương 4 người, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 5 tỉ đồng.

Cần ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế nhà ở riêng lẻ, tiêu chuẩn PCCC riêng cho TP.HCM

Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng Phòng Tham mưu, Công an TP.HCM cho biết, hiện nay người dân thường hàn, gắn các lồng sắt hay khung bảo vệ ở các căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ. Đây là giải pháp phòng chống tội phạm của người dân, tuy nhiên khi xảy ra cháy nổ thì "chuồng cọp" lại ngăn chặn lối thoát nạn gây khó khăn cho lực lượng chức năng muốn tiếp cận hiện trường, ngăn chặn lối thoát.

Ông Lê Mạnh Hà cho rằng, muốn sử dụng “chuồng cọp” phải mở lối thoát nạn, có phương án thoát ra bên ngoài và tạo điều kiện để lực lượng chức năng tiếp cận cứu hộ, cứu nạn. Đặc biệt, cần có dây thoát hiểm để thoát từ trên “chuồng cọp” xuống và phải bố trí thêm lối thoát nạn thứ hai.

Tuy nhiên ông Lê Mạnh Hà nhấn mạnh, nếu việc lắp những lồng sắt này có dấu hiệu cơi nới, mở rộng so với thiết kế được duyệt thì vi phạm quy định pháp luật về xây dựng. Bên cạnh đó nếu các lồng sắt, "chuồng cọp" ngăn lối thoát nạn và lối tiếp cận của lực lượng chức năng thì vi phạm quy định pháp luật về luật PCCC.

Trước tình trạng này, ông Tô Văn Lâm - Phó Trưởng Phòng phát triển đô thị thuộc Sở Xây dựng TP.HCM cũng khẳng định, theo quy định pháp luật hiện hành, Sở Xây dựng không có thẩm quyền ban hành quy định hay quy chuẩn cho việc lắp đặt, hàn gắn lồng sắt kiên cố, “chuồng cọp” đối với các chung cư, nhà ở riêng lẻ. Sở Xây dựng TP HCM cũng chưa ban hành văn bản hướng dẫn nào liên quan đến các nội dung nêu trên, việc ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong thiết kế thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng.

Theo đó, nhằm đảm bảo hành lang pháp lý thống nhất, rõ ràng và chặt chẽ trong việc đầu tư xây dựng và quản lý các loại hình nhà chung cư, nhà ở riêng lẻ, ông Tô Văn Lâm cho rằng, Sở Xây dựng cần kiến nghị sớm ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế nhà ở riêng lẻ, tiêu chuẩn PCCC làm cơ sở quản lý các loại hình nhà ở tại TP.HCM.

Tiêu chuẩn quốc gia về PCCC

Ngày 28/02/2023, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định 261/QĐ-BKHCN năm 2023 công bố Tiêu chuẩn quốc gia về phòng cháy chữa cháy.

Theo đó, tại Điều 1 Quyết định 261/QĐ-BKHCN năm 2023, công bố 02 Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) sau đây: TCVN 3890:2023: Phòng cháy chữa cháy - Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí; TCVN 13657-1:2023: Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống chữa cháy phun sương áp suất cao - Phần 1: Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.

Nội dung và phạm vi áp dụng của 02 Tiêu chuẩn TCVN 3890:2023 và TCVN 13657-1:2023 được xác định như sau:

TCVN 3890:2023: Tiêu chuẩn này quy định về trang bị, bố trí phương tiện, hệ thống phòng cháy và chữa cháy cho nhà, công trình, đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo quy định, khi xây dựng mới; Cải tạo làm tăng quy mô hoặc chuyển đổi công năng sử dụng của gian phòng, nhà, công trình; Cải tạo làm tăng quy mô của khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo quy định. 

Thay đổi hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ của gian phòng, nhà, công trình theo hướng tăng tính chất nguy hiểm cháy. Đối với nhà và công trình ngoài việc tuân thủ tiêu chuẩn này còn phải tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn riêng của các loại hình công trình đó, trong trường hợp có quy định khác với quy định tại tiêu chuẩn này, phải áp dụng quy định có yêu cầu cao hơn.

Đối với nhà và công trình chưa có quy định cụ thể thì nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về PCCC theo quy định của pháp luật hiện hành hoặc thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành cấp Bộ về phòng cháy và chữa cháy.

TCVN 13657-1:2023: Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với việc thiết kế và lắp đặt hệ thống chữa cháy phun sương áp suất cao cho nhà và công trình. Tiêu chuẩn này không áp dụng để thiết kế hệ thống chữa cháy bằng nước, bọt cho đám cháy kim loại, cũng như các chất và vật liệu có hoạt tính hóa học mạnh, bao gồm: Các chất phản ứng với chất chữa cháy gây nổ (hợp chất nhôm, kim loại kiềm, …); Các chất phân hủy khi tương tác với chất chữa cháy và giải phóng các khí dễ cháy (hợp chất lithium, azide chì, hydrua nhôm, kẽm, magie, …); Các chất tương tác với chất chữa cháy có tác dụng tỏa nhiệt mạnh (axit sulfuric, titan clorua, …); Các chất tự cháy khi tiếp xúc với nước (natri hydrosulfite, …).

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap