【kqbđ nha】6 đặc sản nổi tiếng ở hồ Ba Bể

Ở độ cao khoảng 145 m so với mặt nước biển,đặcsảnnổitiếngởhồBaBểkqbđ nha Ba Bể là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Na thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Nơi đây là điểm dừng chân thú vị cho du khách khi muốn tránh xa cuộc sống ồn ào chốn thị thành để trải lòng cùng thiên nhiên hoang sơ, mênh mông và huyền ảo.

Ngoài những phút giây thư giãn cùng cảnh vật khi du thuyền trên mặt hồ, du khách còn có thể nghỉ tại bản Pác Ngòi để hiểu hơn về đặc trưng văn hóa người Tày sống ở ven hồ, cũng như thưởng thức món ăn mang đậm phong vị địa phương trên núi.

Cá nướng

3-JPG-1956-1416995408.jpg

Vị cá thơm lừng, mềm, béo bùi và dai. Giá 10.000 đồng cho 3 xiên cá nóng hổi thơm ngon. Ảnh: Lê Thương.

Cá hồ nướng ở Ba Bể là món ăn khoái khẩu của nhiều du khách bởi mùi không tanh, tuy bé bằng ngón tay nhưng hương vị lại thơm nồng hấp dẫn, có thể ăn cả thịt, xương lẫn đầu. Sau khi rửa sạch, cá được mổ sơ để vứt bỏ mật và ruột, sau đó dùng thanh tre kẹp chặt, nướng trên than củi chừng 15 phút, chờ chuyển sang màu vàng ruộm là có thể dùng được.

Tôm chua

dacnthonque-8895-1416995408.jpg

Tôm chua ăn ngọt thịt, chua dịu, được bán với giá 50.000 – 70.000 đồng một hộp. Ảnh: Dacsanthonque.

Ở Ba Bể, người dân thường ăn tôm chua với thịt chân giò hoặc ba chỉ luộc kèm đĩa khế chua, chuối xanh, đinh lăng… Giữa khung cảnh thiên nhiên nên thơ, nhấm nháp tôm chua cùng chén rượu ngô cay nho nhỏ, du khách sẽ có cảm giác lâng lâng êm ái, thấm thía vị béo chua chua của thịt, cảm nhận phần tỏi ớt cay cay cùng mùi thơm riềng...

Món ăn được bán khá nhiều ở các bản Bó Lù, Pác Ngòi… Ngoài tôm, các loại tép hay cá nhỏ được bắt tươi ở hồ, ăn không hết, người dân cũng muối vào lọ, để ăn dần.

Chuối hột rừng

Chuối hột hồ Ba Bể được bán nhiều ở đường lên ao Tiên, khu vực đón khách từ cổng vào xuống hồ... Vì trồng trên những quả núi quanh hồ nên thân chuối vươn cao, quả căng tròn trông rất hấp dẫn, vừa tạo cảnh quan đẹp lại dùng để làm thuốc và quà biếu.

2-JPG-1552-1416995408.jpg

Giá trung bình khoảng 20.000 - 25.000 đồng một nải. Ảnh: Lê Thương.

Thịt lợn gác bếp

Khác với một số dân tộc khác, người Tày sống quanh hồ Ba Bể thường bỏ thịt vào sọt hoặc gùi đi rừng rồi mới treo lên bếp. Khói từ bếp củi hằng ngày hun lên làm thịt có màu vàng đen.

Thịt treo như vậy để được cả năm mà không hỏng. Ngày nay, dù không phải tích trữ thịt treo gác bếp làm lương thực để dành nhưng trong nhà người Tày ở quanh hồ vẫn luôn có một ít, dùng trong những dịp đón khách quý, lễ tết hay ngày quan trọng khác.

hhjjkl-9885-1416995409.jpg

Thường khi làm thịt  treo gác bếp, người dân sử dụng loại “lợn tên lửa”, một loại lợn nuôi lâu lớn nhưng thịt rất thơm ngon. Ảnh: dacsanvungmien.

Rau dớn

Là một loại rau rừng, mọc nhiều ở những nơi ẩm ướt gần khe đá, dễ tìm và còn giúp chữa bệnh nên rau dớn được người dân rất ưa chuộng. Thực phẩm này vốn nhanh héo nên ngay khi mới hái về thường được chế biến nhanh chóng để tránh dập nát và vẫn giữ độ tươi ngon.

rau-don-ngoisao-vn-8693-1416995409.jpg

Rau dớn được chế biến thành nhiều món khác nhau như xào, luộc, làm nộm. Ảnh:Ngoisao.vn.

Xôi nếp nương

Từ những hạt gạo nếp nương căng tròn, người dân ngâm trong nhiều giờ trước khi đưa vào chõ gỗ, đồ chín bằng hơi. Hạt gạo sau đó mềm dẻo và không dính tay, khi ăn thấy vị nếp thơm khác biệt, ít ngấy.

1-JPG-9227-1416995409.jpg

Người Tày ở hồ Ba Bể thường dùng xôi nếp nương cùng với cá nướng, thịt lợn gác bếp hoặc thịt rim... Ảnh: Lê Thương.

Nguồn VnExpress