【kết quả bóng đá vô địch quốc gia colombia】Xây dựng hướng nghiên cứu dài hạn, làm chủ công nghệ chế biến thực phẩm

Ngành chế biến thực phẩm: Cơ hội và thách thức đan xen Cơ hội giao thương ngành chế biến thực phẩm Việt Nam – Nhật Bản Thiết bị công nghệ chế biến,âydựnghướngnghiêncứudàihạnlàmchủcôngnghệchếbiếnthựcphẩkết quả bóng đá vô địch quốc gia colombia đóng gói bao bì trong ngành F&B lên ngôi

PGS.TS Vũ Nguyên Thành, Viện trưởng Viện Công nghiệp Thực phẩm (Bộ Công Thương) chia sẻ trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.

Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Viện Công nghiệp Thực phẩm là nghiên cứu phát triển công nghệ chế biến nông sản thực phẩm, công nghệ sinh học và giám định vệ sinh an toàn thực phẩm. Xin ông chia sẻ về một số thành quả nghiên cứu của Viện thời gian qua?

Trong các giai đoạn trước, thành tựu lớn nhất của Viện Công nghiệp thực phẩm là góp phần xây dựng nền tảng cho công nghiệp rượu bia, nước giải khát của Việt Nam. Trong những năm gần đây, trong bối cảnh công nghệ nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến, Viện tập trung phát triển các công nghệ phù hợp với nguồn nguyên liệu trong nước và giải quyết các vấn đề đặc thù của địa phương.

PGS.TS Vũ Nguyên Thành, Viện trưởng Viện Công nghiệp Thực phẩm
PGS.TS Vũ Nguyên Thành, Viện trưởng Viện Công nghiệp Thực phẩm - Ảnh: N.V

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh, enzyme là một trong những thế mạnh của Viện Công nghiệp Thực phẩm. Viện đang duy trì bảo tồn gen vi sinh vật với trên 1.500 chủng vi nấm, nấm men, vi khuẩn, plasmid phục vụ sản xuất và phát triển công nghệ trong lĩnh vực thực phẩm và công nghệ sinh học. Thông qua bảo tồn gen, thường xuyên cung cấp giống sản xuất cho doanh nghiệp, vi sinh vật kiểm định cho các phòng xét nghiệm, chủng giống phục vụ nghiên cứu và đào tạo tại các viện, trường.

Đồng thời, hàng năm, thu thập, bổ sung hơn 150 chủng có những đặc tính quý. Những chủng chọn lọc được nghiên cứu ở mức độ phân tử, một số chủng được giải trình tự hệ gen nhằm tách dòng biểu hiện và tạo chủng vi sinh vật mới có tính năng vượt trội. Viện là một trong những cơ sở mạnh của Việt Nam trong nghiên cứu sản xuất enzyme tái tổ hợp.

Viện Công nghiệp Thực phẩm phát triển công nghệ sản xuất giống khởi động cho lên men sữa chua, phomai, váng sữa, tương, rượu, cồn. Các chế phẩm probiotics, GABA, nano-selen bảo vệ sức khỏe, nattokinase phòng chống bệnh tim mạch được sản xuất sử dụng vi sinh vật. Công nghệ sản xuất siro glucose, maltodextrin, tinh bột biến tính, lên men cà phê theo công nghệ ướt... đã được Viện triển khai ứng dụng tại nhiều doanh nghiệp trong nước.

Trong lĩnh vực công nghệ chế biến, Viện có nhiều thành tựu trong khai thác, tách chiết dầu, hương liệu và các chất có hoạt tính sinh học từ nguyên liệu trong nước. Các công trình có thể kể tới bao gồm: Sản xuất phytosterol từ dầu thực vật, tách chiết omega-3, omega-6 và vitamine E, tách chiết và tinh luyện các loại dầu thực vật, sản xuất chất màu tự nhiên, tách chiết và sản xuất tinh dầu, hương liệu từ thảo dược, sản xuất hương liệu dạng bột, sản xuất các loại trà thảo dược...

Trong lĩnh vực phân tích và giám định thực phẩm, Viện duy trì Trung tâm Phân tích và giám định thực phẩm Quốc gia đạt chuẩn ISO/IEC 17025 trong các lĩnh vực lĩnh vực Hóa học và Sinh học. Trung tâm hiện đang cung cấp dịch vụ phân tích trên 300 chỉ tiêu cho các doanh nghiệp trong nước. Trung tâm được Bộ Công thương chỉ định phân tích, giám định các mặt hàng thuộc Bộ công thương quản lý và được Cục chăn nuôi chỉ định kiểm tra, phân tích, giám định nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.

Được biết, hoạt động chuyển giao công nghệ, dịch vụ kỹ thuật cũng là một trong các thế mạnh của Viện và được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng. Ông có thể nêu cụ thể hơn?

Trong thời gian qua, Viện Công nghiệp Thực phẩm đã thực hiện chuyển giao quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ; bảo trợ kỹ thuật, cung cấp công thức, chủng giống hoặc nguyên liệu độc quyền; tư vấn cải tiến, đổi mới, đầu tư mới công nghệ, kỹ thuật, trang thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm, thời hạn sử dụng…

Các đối tác nhận dịch vụ khoa học và chuyển giao công nghệ của Viện cũng rất đa dạng. Đối tượng hỗ trợ chính của Viện là khối doanh nghiệp như: Các Tổng Công ty, Tập đoàn, Nhà máy lớn như: Tập đoàn Masan, Tổng Công ty Cổ phần Rượu bia Nước Giải khát Hà Nội (HABECO), Công ty cổ phần Bia Sài Gòn, Công ty CP Dược phẩm Sao Thái Dương, TH True Milk, Công ty Cổ phần sữa Ba Vì, Công ty Cổ phần Minh Dương, Công ty Ong Trung Ương, Công ty Cổ phần Ong Tam Đảo, Công ty Cổ phần Ong mật Bình Phước, Công ty TNHH Sâm Sâm... cho tới các hộ gia đình chế biến cá thể, làng nghề, các công ty startup.

Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của Viện Công nghiệp Thực phẩm (Bộ Công Thương)
Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của Viện Công nghiệp Thực phẩm (Bộ Công Thương)

Viện cũng thực hiện công tác tư vấn cho các đơn vị quản lý nhà nước tại địa phương như: Trung tâm khuyến công, Trung tâm khoa học công nghệ, Trung tâm Môi trường trực thuộc các Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Ngoài ra, cán bộ Viện Công nghiệp Thực phẩm đã tích cực tham gia hỗ trợ công tác quản lý của Bộ Công Thương như xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn thực phẩm đối với một số sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương, tham gia Đoàn đánh giá cơ sở sản xuất đủ điều kiện an toàn thực phẩm, thực hiện công tác tập huấn an toàn thực phẩm tại Sở Công Thương các tỉnh (Khánh Hòa, Huế,..), và thực hiện tư vấn, hỗ trợ cho các tổ chức phi lợi nhuận như Quỹ Khởi nghiệp Việt Nam (SVF) trong các hoạt động chuyên môn.

Hiện nay Viện tiếp tục duy trì và phát triển các mối quan hệ hợp tác với các tổ chức KHCN từ Thụy Điển, Nhật Bản, Thái Lan, Pháp... và tiếp tục các hoạt động kết nối với các tổ chức phi chính phủ, ngoại giao khác. Các hoạt động hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn đặt ra trong tiến trình hội nhập với khu vực và quốc tế. Viện đã triển khai các thỏa thuận hợp tác với Amano Enzyme (Nhật Bản) và Đại học tổng hợp Chalmers (Thụy Điển).

Viện đã tổ chức nhiều hội thảo quốc tế theo các chuyên đề như: Sản xuất cồn nhiên liệu từ Sắn; truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nông sản thực phẩm Việt Nam; ứng dụng công nghệ vi sinh trong nâng cao chất lượng cà phê và ca cao Việt Nam theo mô hình trực tiếp kết hợp với trực tuyến.

Để đáp ứng những thay đổi của ngành công nghiệp chế biến trong giai đoạn tới phù hợp với Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương, ông có kiến nghị đề xuất gì?

Trong thời gian tới, Viện Công nghiệp Thực phẩm xác định sẽ tập trung nguồn lực cho một số hoạt động sau: Tham gia hỗ trợ công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm nhằm hỗ trợ các cơ quan quản lý trong xây dựng chính sách thúc đẩy áp dụng công nghệ tiên tiến.

Đồng thời, làm chủ và phát triển một số công nghệ tương lai, cụ thể là công nghệ in 3D trong thực phẩm và công nghệ liposome, phytosome trong tách chiết và bào chế sản phẩm từ các hợp chất thiên nhiên; xây trung tâm kết nối và chuyển giao công nghệ nhằm đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ mới trong chế biến nông sản và thực phẩm.

Hợp tác với đối tác Nhật Bản (tập đoàn Amano Enzyme, Trường Đại học Osaka) và các doanh nghiệp trong nước (Tập đoàn PAN, Công ty Cổ phần Thực phẩm Ba Đình) xây dựng dự án “Nâng cao giá trị gia tăng của một số nông sản chủ lực Việt Nam thông qua chế biến sâu sử dụng công nghệ enzyme thân thiện môi trường”.

Để có thể tập trung nguồn lực và giải quyết các bài toán dài hạn cho phát triển công nghiệp chế biến, chúng tôi mong tiếp tục được Bộ Công Thương và các Bộ, ngành tiếp tục hỗ trợ Viện thực hiện những cụm nhiệm vụ nêu trên.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, xuất khẩu nông sản của Việt Nam có sự phát triển vượt bậc và đạt kim ngạch khoảng 53 tỷ USD. Với tình trạng xuất khẩu thô như hiện nay, giá trị trên đã gần tới ngưỡng do không còn khả năng tăng diện tích canh tác và dư địa tăng năng suất không còn nhiều. Nhu cầu ứng dụng công nghệ chế biến nhằm gia tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam tạo cơ hội cho việc phát triển khoa học công nghệ trong nước.

Tuy nhiên, trong hoàn cảnh toàn cầu hóa, công nghệ phát triển trong nước đang trở nên yếu thế so với công nghệ nhập khẩu. Theo đó, cần đầu tư cho những dự án dài hạn nhằm phát triển nền tảng cho những công nghệ có tính cạnh tranh quốc tế và hướng tới công nghệ chế biến những nông sản chủ lực trong nước. Do đó, để thực hiện điều này, Viện đang tập trung nâng cao năng lực, xây dựng những định hướng nghiên cứu dài hạn, có sự tham gia của doanh nghiệp và sự hợp tác của các nhà khoa học trong nước và quốc tế.

Với quyết tâm chủ động đồng hành cùng doanh nghiệp và nhà quản lý ngành Công Thương, Viện Công nghiệp thực phẩm sẽ phát huy kinh nghiệm của gần 60 năm phát triển để góp phần thành công cho đề án tái cơ cấu ngành Công Thương trong thời gian tới.

Xin cảm ơn ông!