【kết quả tỷ số giao hữu】Kiên Giang đạt được nhiều thành tựu chuyển đổi số nhờ đảm bảo an toàn thông tin
TheênGiangđạtđượcnhiềuthànhtựuchuyểnđổisốnhờđảmbảoantoànthôkết quả tỷ số giao hữuo Sở Thông tin và Truyền thông Kiên Giang, từ đầu năm 2024, hệ thống thông tin báo cáo tỉnh đã hoàn thành cập nhật 106/106 quy trình; bổ sung 2.000 tài khoản người dùng tham gia sử dụng hệ thống. Tính đến ngày 15/10/2024, số lượng chứng thư số hoạt động trên địa bàn tỉnh đạt 7.288, bao gồm 6.678 chứng thư cá nhân và 610 chứng thư tổ chức. Ngoài ra, hệ thống đã cấp mới 106 tên miền và hiệu chỉnh 8 tên miền, đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đơn vị, tổ chức.
Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh đã kết nối thành công với hệ thống định danh và xác thực điện tử Bộ Công an. Tỉnh hoàn thành triển khai tài khoản VNeID làm tài khoản duy nhất để sử dụng các dịch vụ công trực tuyến. Đến ngày 5/11/2024, hệ thống đã tiếp nhận hơn 378.000 hồ sơ, với tỷ lệ xử lý đúng hạn đạt trên 98%.
Mọi dữ liệu của người dân đều được bảo mật, lưu trữ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh thuận lợi cho việc tra cứu.
Trung tâm Giám sát an toàn, an ninh mạng và điều hành thông tin của tỉnh đã kết nối với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia. Nhờ hệ thống giám sát liên tục, hơn 3,3 triệu lượt tấn công vào hệ thống đã bị phát hiện và ngăn chặn. Các văn bản cảnh báo lỗ hổng an toàn thông tin như CVE-2024-24919 trên các sản phẩm của Check Point đã được ban hành, góp phần nâng cao khả năng ứng phó với nguy cơ mất an toàn thông tin.
Trung tâm dữ liệu tỉnh hoạt động ổn định, không xảy ra sự cố nghiêm trọng. Trong quá trình giám sát, tỉnh đã ngăn chặn hơn 11,8 triệu lượt tấn công, bao gồm hơn 5 triệu lượt tấn công giả mạo, 27.000 lượt sử dụng mã độc và hơn 6,8 triệu lượt tấn công tổng hợp. Những nỗ lực này đã giúp đảm bảo an toàn cho các hệ thống thông tin trọng yếu.
Ngành Kiểm sát tỉnh Kiên Giang là một ví dụ tiêu biểu cho việc ứng dụng chuyển đổi số. Hạ tầng kỹ thuật của hai cấp Kiểm sát đã được đầu tư đồng bộ, đảm bảo 100% công chức sử dụng thành thạo các công cụ công nghệ thông tin. Nhiều phần mềm được phát triển, như "Phòng họp không giấy (Ecabinet)", "Quản lý việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố", hay "Quản lý và thống kê án hình sự tạm đình chỉ, phục hồi điều tra". Các phần mềm này giúp tăng hiệu quả công tác chuyên môn và cải thiện quản lý dữ liệu.
Ngành Thông tin và Truyền thông đã chủ động tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu cá nhân trên môi trường số. Tổ Công nghệ số cộng đồng tại các địa phương cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người dân tham gia chuyển đổi số. Các chương trình tập huấn kỹ năng số, ứng dụng công nghệ thông tin cũng được tổ chức thường xuyên.
Hạ tầng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tiếp tục được đầu tư mạnh mẽ. Trung tâm dữ liệu tỉnh được nâng cấp, trang bị các thiết bị chuyên dụng hiện đại, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong vận hành. Tỉnh cũng triển khai xây dựng hồ sơ cấp độ an toàn thông tin, đáp ứng yêu cầu bảo mật cho các hệ thống thông tin dùng chung.
Theo ông Võ Minh Trung - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Kiên Giang, tỉnh sẽ tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số thông qua việc tích hợp chữ ký số chuyên dùng trên hệ thống Văn phòng điện tử và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính. Đồng thời, tỉnh sẽ đầu tư thiết bị số hóa hồ sơ, nâng cao tỷ lệ trả kết quả điện tử cho người dân và doanh nghiệp.
Tỉnh cũng đẩy mạnh khai thác hiệu quả 25 dịch vụ công thiết yếu, xây dựng Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin trên mô hình 4 lớp theo chỉ đạo của Chính phủ. Mô hình này bao gồm giám sát, cảnh báo, phòng ngừa và ứng cứu kịp thời trước các nguy cơ tấn công mạng.
Việc triển khai Trung tâm Giám sát an toàn, an ninh mạng và điều hành thông tin của tỉnh mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Người dân có thể phản ánh các vấn đề bất cập của đô thị thông qua ứng dụng di động, trong khi chính quyền đô thị tiếp nhận và giải quyết nhanh chóng, chính xác. Nguồn dữ liệu được tích hợp và chia sẻ liên ngành, hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Ngoài ra, trung tâm còn hoạt động 24/7 để phòng ngừa và phản ứng nhanh trước các nguy cơ tấn công mạng, đảm bảo an toàn dữ liệu và tạo môi trường số an toàn cho người dân và doanh nghiệp.
Chuyển đổi số là hành trình dài hơi, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân. Với những nỗ lực không ngừng, Kiên Giang đang khẳng định vị thế là địa phương đi đầu trong việc thực hiện chuyển đổi số gắn với bảo đảm an toàn thông tin, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Duy Trinh