【ket qua bóng đá trực tiếp】Cổ phiếu Vinamilk: "Người hùng" trở lại?
Cổ phiếu Vinamilk: "Người hùng" trở lại?ổphiếuVinamilkNgườihùngtrởlạket qua bóng đá trực tiếp
Đông lực sẽ đưa cổ phiếu VNM trở lại sau chuỗi ngày “im hơi lặng tiếng” là tiềm lực tài chính mạnh giúp Vinamilk thoải mái đầu tư dây chuyền, máy móc thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất đồng thời chiếm ưu thế trong các thương vụ mua bán sáp nhập giàu tiềm năng.
Sau thời gian dài dồn nén dưới áp lực bán ròng của khối ngoại, cổ phiếu VNM củaCông ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) bất ngờ đảo chiều tăng mạnh trên 6% ngay trong phiên sáng ngày 10/5, thậm chí có thời điểm chạm trần. Mức tăng ấn tượng của cổ phiếu này đóng góp đáng kể giúp VN-Index trở lại mức 1.250 điểm.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài cũng đã có dấu hiệu “cạn hàng” và bắt đầu mua ròng trở lại VNM. Vậy điều gì khiến khối ngoại làm nóng cuộc chơi tại siêu Bluechips này?
Tiêu thụ sữa vẫn tăng trưởng khả quan
Dù chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 nhưng khả năng tiêu thụ sữa và các sản phẩm sữa ở Việt Nam vẫn được dự báo sẽ tăng trưởng khả quan. Doanh thu sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam dự kiến sẽ duy trì ở mức 7-8%/năm trong giai đoạn 2021-2025, đạt tổng giá trị khoảng 93.800 tỷ đồng vào năm 2025. Trong đó, sữa chua được kỳ vọng có tốc độ tăng trưởng cao nhất với tốc độ tăng trưởng CAGR là 12%/năm.
Sau giai đoạn giảm tốc 2016-2019, tăng trưởng thị trường sữa và các sản phẩm từ sữa trong nước đang có dấu hiệu cải thiện. Theo Euromonitor, trong năm 2020, sản lượng tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam đạt 1,76 triệu tấn, tăng 8,6% so với cùng kỳ. Việt Nam vẫn thuộc top các quốc gia có mức tiêu thụ sữa khá thấp, chỉ với 26-27 kg/người/năm trong khi trung bình tại Châu Á đạt 38 kg/người/năm.
Báo cáo thị trường của Kantar Worldpanel cho thấy nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa tại Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực nhờ cơ cấu dân số trẻ, thu nhập trung bình tăng; xu hướng sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch và xu hướng tiêu thụ các sản phẩm tiện lợi, có thương hiệu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo Nielsen Việt Nam, Vinamilk liên tục giữ vị trí số 1 ngành hàng sữa nước trong nhiều năm liên tiếp, đồng thời giữ phong độ dẫn đầu các ngành hàng lớn khác như sữa bột trẻ em, sữa chua uống, sữa đặc có đường. Không chỉ được ưa chuộng trong nước, các sản phẩm của "người hùng sữa Việt Nam" còn được đón nhận tại nhiều thị trường lớn khác như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore...
Vinamilk cũng không giấu tham vọng mở rộng thị trường quốc tế, hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu để giải bài toán tăng trưởng. Một trong những thị trường giàu tiềm năng mà doanh nghiệp đang hướng tới là Trung Quốc có tính cạnh tranh cao với nhiều công ty nội địa như China Modern Dairy, Mengniu… bên cạnh các công ty nước ngoài như Nestle, Fonterra, Danone và Abbott.
Ngoài ra, đầu năm 2021, Vinamilk cũng đã được cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài để thành lập công ty liên doanh tại Philippines với quy mô vốn 6 triệu USD trong đó doanh nghiệp của Việt Nam sẽ nắm giữ 50% vốn của liên doanh. Công ty liên doanh được thành lập với chức năng nhập khẩu và phân phối các sản phẩm sữa của Vinamilk tại thị trường Philippines.
Tiềm lực tài chính vững vàng
Nhằm củng cố vững chắc vị thế số một tại thị trường trong nước, “gã khổng lồ” ngành sữa đã mạnh tay thâu tóm nhiều doanh nghiệp tiềm năng để hoàn thiện hệ sinh thái.
Mới đây nhất là thương vụ thâu tóm (M&A) GTNFoods, doanh nghiệp sở hữu thương hiệu Mộc Châu Milk với kỳ vọng mở ra bước tiến lớn về hệ thống phân phối và phát triển vùng nguyên liệu sữa tươi.
Về chung một nhà, 2 doanh nghiệp sẽ không phải cạnh tranh nhau mà sẽ dồn sức tập trung xây dựng hai công ty thành hình mẫu của sự đầu tư hiệu quả, đoàn kết để cùng lớn mạnh của ngành sữa Việt Nam, tiếp tục tìm kiếm các cơ hội phát triển.
Trước GTNFoods, Vinamilk cũng đã hoàn thành thương vụ sáp nhập Vietsugar để hoàn thiện chuỗi cung ứng và chủ động nguồn nguyên liệu cho sản xuất, giúp ổn định giá thành sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng.
Với tiềm lực mạnh, không khó để Vinamilk mạnh tay trong các thương vụ thâu tóm giàu tiềm năng trong khi hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó về tài chính do ảnh hưởng của đại dịch Covid. Theo thống kê, Vinamilk thuộc top các doanh nghiệp nắm giữ tiền mặt (tiền, tương đương tiền và tiền gửi) lớn nhất sàn với số dư cuối quý 1/2021 ở mức trên dưới 20.000 tỷ đồng.
Không chỉ mạnh tay trong các thương vụ mua bán sáp nhập, tiềm lực tài chính dồi dào cũng giúp Vinamilk có thể thoải mái dây chuyền, máy móc thiết bị để nâng cao năng lực sản suất.
Năm 2020 vừa qua, doanh nghiệp này đã hoàn thành kế hoạch đầu tư máy móc, thiết bị trong giai đoạn 2017-2021. Năng lực sản xuất các dòng sản phẩm chủ lực đã tăng 60%-80% so với thời điểm năm 2016 nhờ việc liên tục mở rộng quy mô, lắp đặt thêm dây chuyền và gia tăng năng suất của hệ thống 13 nhà máy.
Thận trọng không thừa trong bối cảnh dịch bệnh khó lường
Năm 2021, Vinamilk lên kế hoạch kinh doanh khá thận trọng với mục tiêu doanh thu thuần 62.160 tỷ đồng, tăng 4,1% so với cùng kỳ trong khi chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế dự kiến đi ngang ở mức 11.240 tỷ đồng.
Bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Vinamilk chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021: "Công ty trình kế hoạch thận trọng vì chưa biết được tình hình tương lai thế nào, chỉ có thể chắc chắn và vững tin xây dựng kế hoạch khi Việt Nam có miễn dịch cộng đồng. Có những nơi tưởng chừng như yên ổn nhưng giờ lại không yên ổn tí nào, ví dụ như Ấn Độ, Campuchia, Lào… Khi chưa có miễn dịch cộng đồng thì yên ổn chỉ là tạm thời".
Trong quý đầu năm, Vinamilk ghi nhận doanh thu thuần đạt 13.190 tỷ đồng, giảm gần 7% so với cùng kỳ. Lãi ròng cũng giảm 6,5% so với quý 1/2020 xuống 2.597 tỷ đồng và là quý thứ 2 liên tiếp lợi nhuận của Vinamilk sụt giảm nhẹ.
Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này được lãnh đạo Vinamilk lý giải là sức mua trong tháng 1 tốt nhưng qua tháng 2 dịch bệnh tái bùng khiến sức mua giảm. Vinamilk kỳ vọng diễn biến thị trường từ tháng 4 đến cuối năm sẽ tốt hơn và bù lại vào doanh số, lợi nhuận để hoàn thành kế hoạch.