Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Khi được hỏi về quan hệ với Nga,ỹtuyecircnbốrấtmuốngacircydựnglạimốiquanhệvớkqbd trabzonspor bà Nauert nói: "Đây là một mối quan hệ rất phức tạp, rắc rối. Chúng tôi muốn gây dựng lại mối quan hệ này bởi chúng tôi có nhiều lĩnh vực cùng quan tâm." Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cũng nhấn mạnh Tổng thống Donald Trump tin rằng điều cực kỳ quan trọng là thiết lập một mối quan hệ làm việc mà hai nước hiện chưa có.
Quan hệ giữa Mỹ và Nga gần đây đã trở nên lạnh nhạt, trong bối cảnh Điện Kremlin bị cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ 2016. Các ủy ban của Thượng và Hạ viện Mỹ đang tiến hành điều tra về vấn đề này, nhưng vẫn chưa có kết quả toàn diện.
Diễn biến tiêu cực mới nhất trong quan hệ Nga-Mỹ là ngày 29-1 vừa qua, Bộ Tài chính Mỹ xếp hàng trăm chính trị gia và doanh nhân giàu có của Nga vào cái gọi là "Danh sách Kremlin."
Có tới 114 chính trị gia và 96 doanh nhân Nga bị nêu tên trong "bản danh sách đen" này của Mỹ, trong đó hầu hết là các quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Putin như Thủ tướng Dmitry Medvedev, Ngoại trưởng Sergey Lavrov, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia Nga Aleksandr Bortnikov...
Trong số các tỷ phú Nga bị đưa vào danh sách đáng chú ý là ông Alisher Usmanov, người giàu thứ 66 thế giới với tổng tài sản hơn 15 tỷ USD; hay ông Herman Gref, giám đốc của Sberbank - ngân hàng lớn nhất Nga; ông Alexey Miller, giám đốc tập đoàn dầu khí Gazprom; thậm chí có cả tỷ phú Roman Abramovich, ông chủ của câu lạc bộ bóng đá Chelsea danh tiếng ở Anh.
Theo quan sát, gần như toàn bộ 96 doanh nhân có tên trong Danh sách Kremlin đều có tổng tài sản trên 1 tỷ USD và có mặt trong bảng xếp hạng của Tạp chí Forbes.
"Danh sách Kremlin" là một phần trong dự luật trừng phạt Nga được Quốc hội Mỹ thông qua hồi tháng 8 năm ngoái liên quan đến các cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cùng năm đó, điều mà chính quyền Nga đã nhiều lần bác bỏ.