【bảng xếp hạng đưc】Quê hương Long An qua góc nhìn của học sinh
Tự hào về quê hương
Là người con của huyện Đức Hòa,êhươngLongAnquagócnhìncủahọbảng xếp hạng đưc Nguyễn Ngọc Bảo Lâm (HS Trường THPT Đức Hòa) và nhóm bạn chọn Phù điêu Châu Văn Liêm (tại thị trấn Đức Hòa) để quảng bá về hình ảnh của quê hương. “Đây là công trình kiến trúc, nghệ thuật - lịch sử tại ngã tư Đức Hòa - nơi 4 ngả đường đổ về ai cũng có thể dễ dàng quan sát nhưng không nhiều người hiểu về ý nghĩa bức phù điêu. Trong khi bức phù điêu được xem là niềm tự hào của huyện Đức Hòa về tinh thần anh dũng, truyền thống đánh giặc, giữ nước của ông cha. Điều đó thôi thúc chúng em thực hiện video clip để cung cấp thông tin cho người dân Đức Hòa cũng như quảng bá rộng rãi hơn về quê hương mình” - Bảo Lâm thổ lộ.
Em Nguyễn Ngọc Bảo Lâm dẫn hiện trường tại Phù điêu Châu Văn Liêm
Để thực hiện video clip, Bảo Lâm cùng các bạn lên kịch bản, lời thoại và dành 2 ngày đi thực tế. Sau đó, các em chuẩn bị phụ đề tiếng Anh và dựng video clip hoàn chỉnh. Bảo Lâm kể: “Để có được video clip hoàn chỉnh, chúng em gặp không ít khó khăn, nhất là khi chương trình học lớp 12 khá dày đặc, rất khó sắp xếp thời gian. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện video clip, chúng em còn gặp khó khăn do thời tiết xấu. Tuy nhiên, cả nhóm không ai nản lòng và luôn động viên nhau. Mỗi khâu, chúng em đều nỗ lực thực hiện chính xác và kỹ lưỡng đến từng chi tiết để sản phẩm của mình chỉn chu nhất có thể”.
Nhờ tham gia cuộc thi, Bảo Lâm và các bạn càng trân trọng hơn những di tích, di sản văn hóa - lịch sử của dân tộc. Đồng thời, các em muốn gửi thông điệp đến các bạn hãy cùng tiếp nối truyền thống anh hùng của dân tộc, ra sức học tập, trau dồi kiến thức để phát huy lòng yêu nước và xây dựng quê hương.
Góp tiếng nói để bảo vệ di tích lịch sử
Biết đến cuộc thi Sáng tác video clip quảng bá hình ảnh Long An, Lê Huy Bảo (HS lớp 10H, Trường THPT Chuyên Long An) và các bạn cùng trường là Gia Nghi, Long Thành, Phương Vy rất hào hứng. Trong quá trình khảo sát một số di tích lịch sử tại địa phương, các em biết về đình Bình Lập (phường 3, TP.Tân An). Càng đi sâu tìm hiểu về đình và thấy được sự xuống cấp trầm trọng của đình, Huy Bảo và các bạn quyết định thực hiện video clip quảng bá về đình Bình Lập cũng như góp phần kêu gọi mạnh thường quân ủng hộ việc tu sửa đình.
Em Lê Huy Bảo trao đổi với người trông coi đình Bình Lập để nắm kỹ hơn thông tin về đình
Trong khoảng 10 ngày thực hiện video clip, Huy Bảo và các bạn phân chia nhiệm vụ theo sở trường, thế mạnh mỗi thành viên nhóm. Huy Bảo chia sẻ: “Qua hoạt động lần này, chúng em rất vui vì được thử sức ở một lĩnh vực hoàn toàn mới, được làm việc cùng nhau nên hiểu và thân thiết hơn. Đặc biệt, nhờ cuộc thi, chúng em có dịp tìm hiểu sâu hơn về một di tích rất đặc sắc, có cơ hội được chia sẻ những thông tin bổ ích và ý nghĩa đến với cộng đồng”.
Video clip về đình Bình Lập của các em thể hiện được những giá trị tinh thần to lớn, sự độc đáo về kiến trúc cũng như sự xuống cấp theo thời gian của đình. Từ đó, các em muốn gửi thông điệp đến mọi người ý thức, trách nhiệm hơn trong giữ gìn và bảo tồn di tích. Ngoài ra, các em cũng nhắn gửi đến các bạn trẻ hãy phát huy sự sáng tạo, góp phần giúp quảng bá hình ảnh, tuyên truyền thông tin về các di tích, di sản ở địa phương mình để cùng góp sức vào việc tôn tạo, bảo tồn bằng những hành động cụ thể, dù là nhỏ nhất.
Theo Huy Bảo, hiện nay, nhiều HS tỏ ra khá thờ ơ trước các di tích, di sản, dẫn đến việc nhiều kiến thức, thông tin cơ bản về địa phương bị các bạn bỏ qua. Cuộc thi là phương thức truyền thông mới, sinh động, bắt mắt và thú vị hơn, giúp khơi gợi cho HS sự tò mò, thích thú về các địa danh của quê hương; đồng thời, nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.
Nhờ tham gia cuộc thi, HS hiểu hơn về di tích lịch sử của địa phương và góp phần quảng bá hình ảnh của quê hương một cách sinh động, đặc sắc đến nhiều người./.
An Nhiên