【kết quả vô địch quốc gia na uy】Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Tiếp tục hoàn thiện Luật Ngân sách, Luật Đất đai
5 tháng,ộtrưởngHồĐứcPhớcTiếptụchoànthiệnLuậtNgânsáchLuậtĐấtđkết quả vô địch quốc gia na uy ngành Hải quan thu ngân sách gần 187 nghìn tỷ đồng | |
Ngành Thuế đã thu ngân sách đạt hơn 57% dự toán | |
Giao dự toán ngân sách trung ương năm 2022 thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: quochoi.vn |
Tại phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội chiều ngày 2/6 về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Trước hết, về vấn đề lập dự toán ngân sách, đặc biệt là dự toán thu ngân sách không sát với thực tế, Bộ trưởng nêu rõ: “Niên độ tài khóa là đến hết ngày 31/12 dương lịch trong khi việc lập dự toán theo Luật Ngân sách là khoảng tháng 9 và tháng 10, nghĩa là còn khoảng 4 tháng nữa mới hết năm ngân sách. Đó là lý do khiến việc ước thực hiện nhiều lúc chưa sát và chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này”.
Về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định xin tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội và sẽ tham mưu cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ có kế hoạch để hoàn thiện, khắc phục những tồn tại.
Thứ nhất là sẽ tiếp tục hoàn thiện pháp luật từ Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý tài sản công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật Đất đai.
“Trong thực tiễn rất vướng mắc, ví dụ như Luật Ngân sách quy định, không dùng ngân sách cấp này để chi cho ngân sách cấp khác. Khi triển khai các công trình đường cao tốc hay các công trình liên vùng mà ngân sách của các tỉnh có điều kiện muốn bỏ ra để giải phóng mặt bằng thì vướng quy định này, phải xin ý kiến của Quốc hội”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói.
Dẫn thêm ví dụ về vấn đề tách đền bù giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư, người đứng đầu ngành Tài chính đánh giá việc này rất tốt, bởi vì quá trình đầu tư gồm 3 giai đoạn: chuẩn bị đầu tư; thực hiện đầu tư và quyết toán công trình.
Vấn đề chuẩn bị đầu tư kéo dài nhất, bởi vì chuẩn bị đầu tư liên quan đến vốn đầu tư. Trong Luật Đầu tư công, việc bố trí vốn đầu tư rất vướng mắc. Không có bố trí chuẩn bị đầu tư thì không có dự án. Theo quy định, đến ngày 1/10 không có dự án thì không được đưa vào kế hoạch. Với vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng, khi phê duyệt dự án xong, thiết kế kỹ thuật xong, dự toán xong, đấu thầu xong mới đền bù giải phóng mặt bằng thì 1 năm sau mới triển khai được dự án.
“Tôi nghĩ không chỉ công trình đặc biệt nhóm A, nhóm B mà kể cả nhóm C đều tách giải phóng mặt bằng ra, chuẩn bị giải phóng mặt bằng được thì mới nhanh”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.
Toàn cảnh phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội chiều ngày 2/6. Ảnh: quochoi.vn |
Đề cập tới vấn đề điều hành ngân sách, quản lý đầu tư công và mua sắm, người đứng đầu ngành Tài chính khẳng định trong chi thường xuyên đã rất tiết kiệm. Năm 2021 đã tiết kiệm được 10% chi thường xuyên và 50% tiền tiếp khách, tiền đi công tác và công tác nước ngoài, được hơn 14.000 tỷ đồng để chi mua vắc xin và chống dịch.
Về chống lãng phí trong kỳ mua sắm, trong đầu tư công, trong quản lý khoáng sản, trong quản lý rừng, trong quản lý đất đai..., ví dụ như quản lý đất đai, căn cốt, nguyên nhân gây ra thất thoát về đất đai chủ yếu có 3 nguyên nhân. Thứ nhất là do chưa sát giá. Nguyên nhân thứ hai là chuyển mục đích sử dụng đất. Thứ ba là đất để lãng phí không sử dụng. Trong vấn đề này phải siết lại bằng các quy định của pháp luật và thực hiện các quy định pháp luật đó đối với doanh nghiệp nhà nước.
“Chúng tôi sẽ tập trung để tham mưu Chính phủ và tăng cường thanh tra, kiểm tra để thực hiện tốt việc quản lý thực hành tiết kiệm, chống lãng phí một cách tốt nhất”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.