【chấp 1.75】Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ thị tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ

Qua thanh tra,ộtrưởngBộTàichínhchỉthịtăngcườngcôngtácthanhkiểmtragiámsáthoạtđộngcôngvụchấp 1.75 kiểm tra đã kiến nghị xử lý tài chính trên 56.400 tỷ đồng Thanh tra, kiểm tra nhằm thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng KBNN: Xây dựng kế hoạch thanh kiểm tra năm 2024 có trọng tâm, trọng điểm
KBNN đã xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm của hệ thống. Ảnh: ST
Chấn chỉnh, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ. Ảnh: ST

Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát

Chỉ thị được ban hành nhằm thực hiện Chỉ thị 26/CT-TTg ngày 20/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhất là Công điện số 280/CĐ-TTg ngày 19/4/2023 về chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các bộ, ngành, địa phương; Công điện số 968/CĐ-TTg ngày 16/10/2023 về tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

Đồng thời, tiếp tục triển khai các nghị quyết của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính, chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính, như: Nghị quyết số 06-NQ/BCSĐ ngày 1/3/2023 của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính về việc tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ; luân chuyển, điều động và chuyển đổi vị trí công tác; kiểm soát quyền lực, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác quản lý cán bộ, trách nhiệm nêu gương; chống chạy chức, chạy quyền và phòng chống tham nhũng của công chức, viên chức Bộ Tài chính.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 04/CT-BTC ngày 3/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với công chức, viên chức; Chỉ thị số 01/CT-BTC ngày 1/3/2023 của Bộ Tài chính về việc tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ; luân chuyển, điều động và chuyển đổi vị trí công tác; kiểm soát quyền lực, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác quản lý cán bộ, trách nhiệm nêu gương; chống chạy chức, chạy quyền và phòng chống tham nhũng của công chức, viên chức Bộ Tài chính.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý, nhất là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến giải quyết công việc, thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp và việc thực hiện chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị.

Trong quá trình kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện vi phạm thì áp dụng hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật để ngăn chặn, chấn chỉnh, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức công vụ.

Trường hợp cần thiết thì yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành thanh tra; nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì kiến nghị cơ quan có thẩm quyền làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Kịp thời xử lý vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ

Cũng tại Chỉ thị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giao Văn phòng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan báo chí trực thuộc Bộ cùng các tổng cục và các cơ quan liên quan tăng cường thông tin, tuyên truyền về hoạt động công vụ và kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ.

Trong đó, quan tâm tuyên truyền biểu dương các điển hình tiên tiến có thành tích trong hoạt động công vụ, những cá nhân dám nghĩ, dám làm, có tính đột phá, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xă hội; đồng thời, phát hiện, góp ý, phê bình các cá nhân thiếu trách nhiệm, gây cản trở, khó khăn, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp hoặc có hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực.

Lãnh đạo Bộ Tài chính giao Thanh tra Bộ Tài chính, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Tài chính, quán triệt và chỉ đạo chặt chẽ công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao theo đúng quy định của Luật Thanh tra năm 2022, Nghị định số 43/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra. Hằng năm, khi xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra phải có nội dung thanh tra, kiểm tra hoạt động công vụ.

Thanh tra Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ triển khai thực hiện công tác thanh tra hoạt động công vụ theo quy định pháp luật về thanh tra.

Thủ trưởng các cục, vụ thuộc Bộ tăng cường quản lý, chỉ đạo triển khai kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ trong đơn vị mình.

Thủ trưởng các Tổng cục thuộc Bộ tăng cường quản lý, chỉ đạo triển khai thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ của các đơn vị thuộc tổng cục theo quy định; tăng cường công tác xử lý sau thanh tra, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ kịp thời xử lý, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý trách nhiệm đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức có vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ.

Bộ trưởng yêu cầu Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tài chính rà soát, chủ trì tham mưu các quy trình, quy chế trong công tác tổ chức cán bộ đảm bảo đồng bộ, thống nhất, phù hợp với các quy định của Đảng, Nhà nước và Bộ Tài chính; đồng thời, tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn triển khai công tác kiểm tra, tự kiểm tra việc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước và Bộ Tài chính về công tác tổ chức cán bộ, thi đua, khen thưởng và xử lý kỷ luật tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ.